Do tốc độ già hóa dân số ở Hà Nội rất nhanh nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ngày càng lớn
Đại diện Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội cho biết, trước khi xây dựng dự thảo Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2017 – 2025, Chi cục này đã có cuộc khảo sát nhanh về tình hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại 584 xã, phường của thành phố.
Trên cơ sở đó, đề án được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2017 – 2020) tập trung vào chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng, lập hồ sơ quản lý sức khỏe người cao tuổi tại các trạm y tế. Đặc biệt, trong giai đoạn này, tức từ nay đến 2020, thành phố sẽ tập trung vào việc xây dựng bệnh viện cho người cao tuổi (bệnh viện lão khoa), mở rộng thêm khoa lão tại các bệnh viện, đào tạo bác sĩ chuyên về lão khoa; xây dựng trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi…
Còn giai đoạn 2 (2021 – 2025) sẽ lựa chọn đẩy mạnh và nhận rộng các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đã triển khai có hiệu quả trong giai đoạn 1. Tổng kinh phí chi cho đề án là trên 150 tỷ đồng, trong đó khoảng 30% là kinh phí xã hội hóa.
Góp ý vào việc xây dựng bệnh viện lão khoa của Hà Nội, GS.TS Phạm Thắng, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, việc Hà Nội thành lập Bệnh viện lão khoa là rất cần thiết nhưng cần xem xét quy mô lớn nhỏ cụ thể ra sao để tránh lãng phí. Bên cạnh đó, trong đề án phải ghi rõ bệnh viện nào phải thành lập khoa Lão, bệnh viện nào chỉ cần có một số giường dành cho lão khoa… để tránh chồng chéo.
“Không nên xây nhà dưỡng lão một cách đại trà, cần tìm những ưu đãi để kêu gọi doanh nghiệp tham gia xã hội hóa vào vấn đề này. Trong quá trình triển khai, nếu Hà Nội gặp vướng mắc trong đào tạo nguồn nhân lực, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cam kết sẽ giúp đỡ” – GS.TS Phạm Thắng khẳng định.
Về mục tiêu, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, với việc triển khai Đề án kể trên, Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 có 90% người cao tuổi ở Thủ đô có khả năng tự chăm sóc, được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe. Đồng thời ít nhất 85% người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trở lên/năm và được lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe tại trạm y tế tuyến xã.
Theo An ninh Thủ đô
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy