Sở TT&TT Hà Nội cho biết, trung tuần tháng 4, cơ quan này đã ban hành các quyết định thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý thông tin thuê bao di động đối với 3 doanh nghiệp viễn thông lớn gồm: Trung tâm Kinh doanh VNPT Hà Nội - chi nhánh của Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông, tập đoàn VNPT; Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1, Viettel Hà Nội - chi nhánh của tập đoàn Viettel.
Trung tâm Kinh doanh VNPT Hà Nội là 1 trong 3 doanh nghiệp Sở TT&TT đang tiến thành thanh tra về quản lý thông tin thuê bao di động (Ảnh Sở TT&TT Hà Nội)
Các quyết định nêu rõ, đoàn thanh tra có nhiệm vụ: Thanh tra việc chấp hành pháp luật về quản lý thông tin thuê bao di động trả trước theo quy định tại Luật Viễn thông, Nghị định 25 năm 2011, Nghị định 49 năm 2017 và việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra của Bộ TT&TT, Sở TT&TT Hà Nội.
Như VietNamNet đã thông tin, trong chương trình “Dân hỏi - Chính quyền trả lời”, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM Lâm Đình Thắng cho biết, để góp phần giải quyết tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân, Sở sẽ tăng cường kiểm tra, thanh tra, chấn chỉnh các đơn vị sử dụng thông tin của người dân. Theo ông, hiện Sở đang tổ chức 6 đoàn thanh tra 6 doanh nghiệp viễn thông về SIM số, lưu trữ bảo vệ thông tin cá nhân.
Trước đó, vào cuối tháng 3/2023, Bộ TT&TT đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố, các Sở TT&TT đề nghị phối hợp chỉ đạo; triển khai thực hiện đợt thanh tra diện rộng quản lý thông tin thuê bao di động trên toàn quốc. Trong công văn này, Bộ TT&TT cũng nêu rõ các nhiệm vụ mà đoàn thanh tra các Sở TT&TT địa phương cần thực hiện.
Trong báo cáo mới gửi Quốc hội, Bộ TT&TT cũng cho biết đang tổ chức thanh tra diện rộng về công tác quản lý thông tin thuê bao để xử lý nghiêm các vi phạm.
Ngay sau khi kết thúc đợt thanh tra diện rộng, các đoàn thanh tra sẽ tổng hợp kết quả, báo cáo Lãnh đạo Bộ TT&TT và tổ chức thông báo công khai các kết quả xử lý vi phạm nếu có. (Ảnh minh họa: Phạm Hải)
Chia sẻ tại họp báo tháng 5 của Bộ TT&TT, Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Thành Phúc cho hay, ngay sau khi kết thúc đợt thanh tra diện rộng, dự kiến vào cuối tháng 6/2023, các đoàn thanh tra sẽ tổng hợp kết quả, báo cáo Lãnh đạo Bộ và tổ chức thông báo công khai các kết quả xử lý vi phạm nếu có.
Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Thành Phúc còn chia sẻ, các giải pháp sẽ tiếp tục được Bộ TT&TT tập trung triển khai nhằm xử lý tin nhắn rác, cuộc gọi rác như: Chỉ đạo các nhà mạng tiếp tục thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao, xử lý tình trạng SIM có thông tin thuê bao không đúng quy định (gọi là SIM rác); tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng của Bộ Công an xử lý các cuộc gọi lừa đảo và điều tra, xử lý các BTS giả.
Cùng với đó, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc xây dựng, triển khai các hệ thống chống, ngăn chặn cuộc gọi rác áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và các giải pháp công nghệ tiên tiến; cung cấp cho người sử dụng các công cụ cho phép họ chủ động ngăn chặn cuộc gọi rác; ngăn chặn và xử lý vi phạm gọi điện quảng cáo vào số điện thoại thuộc danh sách không quảng cáo…
Tác giả: Vân Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy