Sở Xây dựng đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, phân loại và lập danh mục các công trình chung cư cũ trên địa bàn.
Trong đó đặc biệt quan tâm, chú trọng đối với các khu chung cư cũ nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho việc sử dụng; chủ động xây dựng, phê duyệt kế hoạch, phương án thực hiện việc phòng, chống đổ sập nhà, công trình, ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tổ chức sơ tán người, tài sản ra khỏi những khu vực không an toàn trước khi bão, lũ, úng ngập xảy ra nhằm bảo đảm an toàn cho công trình và người sử dụng.
Toà nhà G6A Khu tập thể Thành Công (Hà Nội) bị đánh giá ở mức độ D - mức độ nguy hiểm nhất cần phải di dời đi tuy nhiên cho đến nay việc cải tạo, xây dựng công trình này vẫn "giậm chân tại chỗ". Ảnh: Vũ Đức Anh
UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương triển khai việc kiểm tra bảo đảm an toàn đối với các khu dân cư, đặc biệt lưu ý các công trình nhà xuống cấp, hư hỏng. Ngoài ra, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão, khi cần thiết phải có biện pháp và tổ chức di dời ngay các hộ dân, tài sản ra khỏi công trình nguy hiểm.
Đối với nhà chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D (có nguy cơ sập đổ, phải di dời ngay), hiện trên địa bàn thành phố còn 5 nhà đang tổ chức di dời: 1 nhà tại quận Đống Đa, 4 nhà tại quận Ba Đình.
UBND thành phố đã bố trí đủ quỹ nhà tạm cư để phục vụ di dời và đã chỉ đạo UBND các quận Đống Đa, Ba Đình khẩn trương tổ chức tuyên truyền, vận động và tổ chức di dời khẩn cấp các chủ sở hữu, chủ sử dụng ra khỏi nhà chung cư cũ để bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, đến nay, việc di dời vẫn chưa hoàn thành.
Để bảo đảm an toàn cho người, tài sản tại các nhà chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D trước mùa mưa bão, Sở Xây dựng đề nghị UBND các quận Đống Đa, Ba Đình khẩn trương tổ chức tuyên truyền, vận động và tổ chức di dời các chủ sở hữu, chủ sử dụng nhà chung cư theo chỉ đạo của UBND thành phố.
Đồng thời kiểm tra, rà soát các chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D trên địa bàn quản lý để xây dựng phương án và tổ chức di dời, tạm cư, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và tài sản.
Trước đó, UBND Hà Nội cũng đã có văn bản yêu cầu đôn đốc thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố về việc bảo đảm an toàn, di dời các hộ dân ra khỏi nhà chung cư cũ nguy hiểm, nhất là trong mùa mưa bão.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố có 1.579 chung cư cũ, xây dựng trong giai đoạn 1960-1992, đến nay hầu hết đã hết niên hạn sử dụng. Trong quá trình sử dụng, do không được sửa chữa, bảo trì thường xuyên, các hộ dân lại tự cải tạo, cơi nới nên nhiều nhà đã xuống cấp nghiêm trọng.
Tuy nhiên, do vướng mắc về cơ chế, chính sách nên đến nay, số lượng nhà chung cư cũ được xây dựng lại còn quá ít và dự án đã quyết định đầu tư chậm triển khai, tư vấn lập quy hoạch còn quá chậm, nên đến nay mới có 16 nhà hoàn thành cải tạo, xây dựng mới, đưa vào sử dụng (chiếm hơn 1%)...
Tác giả: Việt Vũ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- shophouse glory heights
- The maris
- Cho Thuê Nhà Trọ Tốt
- Dịch vụ chuyển văn phòng trọn gói Kiến Vàng
- giá thiết kế căn hộ 70m2
- https://xuongbat.com/
- Thi công trọn gói
- Tổng kho sàn gỗ công nghiệp số 1 VN
- Cập nhật Tin Tức The River Thủ Thiêm
- Dự án Lumiere Springbay mới nhất
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy