Ôngg Nguyễn Trường Giang, Trường phòng TN&MT huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã trao đổi với PV thông tin liên quan đến vụ việc mỏ đá của Công ty TNHH Ngọc Ni chuyên bán đất.
Theo đó, ông Giang cho rằng, sau khi nhận phản ánh việc Công ty TNHH Ngọc Ni ở xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn khai thác quá trử lượng đất phủ tại mỏ đá xây dựng, với vai trò quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, Phòng đã gửi văn bản đến Phòng khoáng sản của Sở TN&MT tỉnh và các đơn vị liên quan để phối hợp đo đạc xác định lại trữ lượng đất được phép khai thác tại mỏ đá xây dựng của Công ty Ngọc Ni trong thời gian sớm nhất.
Quy định khai thác mỏ đá xây dựng Ngọc Ni được phân kỳ thành 4 giai đoạn trong vòng 14 năm
Trước đó, An ninh Tiền tệ nhận được nhiều phản ánh về việc Công ty TNHH Ngọc Ni (đứng chân ở xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn) thường khai thác lớp đất phong hóa tại mỏ đá xây dựng để bán ra ngoài với khối lượng lớn giá cả rẻ hơn thị trường.
Để tìm hiểu vấn đề này, PV đã có cuộc làm việc trực tiếp với bà Nguyễn Thị Thu Hương, Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Ni và ông Hiền, Phó giám đốc công ty này.
"Mỗi năm chúng tôi được phép bóc phong hóa 40 ngàn khối đất theo giấy phép của UBND tỉnh cho phép, có nộp phí tận thu vào ngân sách nhà nước", ông Hiền trả lời.
Hàng ngàn khối đất được vận chuyển đi bán các địa phương trong huyện Hương Sơn với giá hết sức rẻ mạt.
Trong quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh cho phép doanh nghiệp Ngọc Ni khai thác đất phong hóa quy định rõ ràng quá trình bóc đất phủ trên khu vực mỏ cần bóc phải chia theo từng giai đoạn. Nếu khai thác 40.000m3/năm như ông Hiền (Phó giám đốc) nói thì đã vượt so với quy định cho phép.
Theo đó, giai đoạn 1, bóc với khối lượng 30,520,7m3 được bóc trong năm đầu của quá trình khai thác. Giai đoạn 2, bóc với khối lượng 24,670,79m3 khối lượng này được bóc trong năm thức 10 của quá trình khai thác.
Giai đoạn 3, bóc đất phủ với khối lượng 27,304,39m3 khối lượng này được bóc trong năm thứ 15 của quá trình khai thác. Giai đoạn 4, bóc hết khối lượng đất tại khu vực mỏ với khối lượng 39,197,78m3, khối lượng này được bóc vào năm thứ 20 của quá trình khai thác.
"Đây mới là giai đoạn đầu của quá trình khai thác, lượng đất phủ lớn cần phải bóc mới khai thác được đá. Các doanh nghiệp, nhà thầu cần xuất hóa đơn thì chúng tôi sẽ xuất chứ chúng tôi chủ yếu bán cho dân", ông Hiền giải thích.
Qua trao đổi với đại diện Phòng Khoáng sản (Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh), vị này cho biết: Do mỗi năm Sở TNMT chỉ có kiểm tra được 1 lần nên qua sự việc trên, đơn vị sẽ sớm cho kiểm tra đánh giá lại cho cụ thể.
PV
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy