Theo đó, Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (Hud) và Tổng công ty Xi măng (Vicem) thực hiện cổ phần hóa trong năm nay.
Theo đó, Vicem thuộc danh mục thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020, nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ. Tổng công ty Hud thuộc doanh mục thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020, nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không nắm giữ.
Bộ cũng đã hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hud đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và Đề án tái cơ cấu Vicem giai đoạn 2021- 2025.
Hud cũng đang tập trung hoàn thành phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất, phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa và giá trị đất cụ thể để xác định quyền sử dụng đất theo quy định.
Tuy nhiên, với đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, có nhiều dự án trải khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, Hud đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc hoàn thành phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất; phương án sử dụng đất và giá đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp theo quy định về sắp xếp, xử lý tài sản công, cổ phần hóa. Dù vậy, theo mục tiêu, Hud có kế hoạch hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2020.
Là một trong số 2 doanh nghiệp thuộc Bộ đang tập trung cổ phần hóa, Vicem cũng đã hoàn thành xác định doanh nghiệp từ 1/10/2018. Kiểm toán Nhà nước cũng đã hoàn thành kiểm toán kết quả xác định giá trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thời gian qua, Vicem đã dừng đầu tư một loạt dự án dở dang, chuyển nhượng dự án không thuộc ngành nghề kinh doanh chính để thu hồi vốn, trong đó có Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem, Dự án xây dựng Khu tổng hợp Vĩnh Tuy; Dự án Nhà máy Kết cấu bê tông - Vật liệu xây dựng không nung; Dự án khu cảng Đông Hồi.
Vicem cũng có văn bản gửi Bộ Xây dựng kiến nghị việc chuyển nhượng dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem có diện tích đất xấp xỉ 8.500m2 tại Hà Nội.
Vicem sở hữu 10 doanh nghiệp sản xuất xi măng, với năng lực sản xuất trên 30 triệu tấn sản phẩm/năm. Trong số này, có 1 số doanh nghiệp yếu, cần phải được tái cấu trúc tổng lực, là Vicem Hải Vân, Vicem Tam Điệp và Vicem Sông Thao.
Điểm chung của các doanh nghiệp trên là quy mô công suất nhỏ, hạn chế về thị trường, năng lực quản trị và năng lực tài chính yếu. Vicem Tam Điệp có công suất nhỏ, chỉ 1,5 triệu tấn/năm, khó dẫn dắt được thị trường nên tiêu thụ càng kém, lợi nhuận có, nhưng khó bứt lên được.
Vicem Hải Vân cũng không khá hơn. Về với Vicem từ năm 2002, đã 16 năm trôi qua, nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp này chỉ quanh quẩn ở mức 20-30 tỷ đồng/năm. Lãnh đạo Vicem nhìn nhận, Hải Vân đã bỏ quên thị trường rất rộng lớn và có tiềm năng tăng trưởng tốt là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Trường hợp thứ ba là Sông Thao. Đây là doanh nghiệp thua lỗ, yếu kém được chuyển về Vicem, dù đã có nhiều cải thiện về sản xuất, kinh doanh, nhưng công cuộc tái cơ cấu vẫn chưa thể dừng lại.
Như vậy, với yêu cầu cổ phần hóa xong trước năm 2021, Hud và Vicem chỉ còn hơn 1 năm để cổ phần hóa theo kế hoạch được Thủ tướng giao.
Khánh Linh (T/H)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy