Trước đó, ngày 29/9/2017, Thành ủy Hải Phòng có Thông báo số 255-TB/TƯ đồng ý đối ứng cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT (xây dựng – chuyển giao) xây dựng chung cư cũ trên địa bàn TP. Và UBND Hải Phòng đã chấp thuận danh sách đất BT phân bổ cho các dự án. Theo đó, khu vực trụ sở cũ ở 42 Lê Đại Hành được xác định đối ứng cho 2 dự án chung cư do Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy trúng thầu, thực hiện.
Khu nhà do Hoàng Huy làm chủ đầu tư dự kiến sẽ mọc trên khu đất
Ngày 20/3/2019 UBND Hải Phòng có Quyết định số 582/QĐ-UBND điều chỉnh quy hoạch khu vực cơ quan và dân cư thuộc khuôn viên 4 mặt đường Trần Hưng Đạo, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Phan Chu Trinh. Theo đó, mở rộng 2 đoạn đường Phan Chu Trinh từ Đinh Tiên Hoàng đến Lê Đại Hành và Lê Đại Hành từ Trần Hưng Đạo đến ngã ba Phan Chu Trinh – Lê Đại Hành; xây dựng khu nhà ở và thương mại dịch vụ; trong đó có khu nhà cao 72 tầng. Khu đất này cách Nhà hát Lớn Hải Phòng, di tích văn hóa lịch sử, chỉ hơn 100m.
Xin nhắc lại tại Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009, Thủ tướng yêu cầu: “Với khu vực nội thành cũ: giữ gìn, tôn tạo các di sản văn hóa, lịch sử, các công trình kiến trúc có giá trị. Cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, kỹ thuật tăng diện tích cây xanh, công trình dịch vụ công cộng; xây dựng một số nhà cao tầng ở vị trí thích hợp không làm biến dạng hình ảnh và môi trường văn hóa của đô thị”. Như vậy, việc xây Tổ hợp nhà ở và thương mại dịch vụ trên khu đất thuộc phố cũ có làm Hải Phòng “biến dạng” không? Đây là khu vực theo Quy hoạch phát triển Hải Phòng, Chính phủ xác định “hạn chế phát triển” theo Quyết định số 1448/QĐ-TTg.
Thế nhưng Ban Cán sự Đảng UBND TP Hải Phòng đã đồng ý phương án gọi là “sắp xếp tài sản công và chỉnh trang đô thị”, kiến nghị Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng “sớm xem xét, cho ý kiến” về việc di chuyển, sắp xếp để lấy đất.
Và với Văn bản số 3994/SXD-QLKT của Sở Xây dựng mới đây, được coi là “bước tiến” mới để Hoàng Huy ngày càng tiến gần dự án trên. Theo văn bản này và Báo cáo 375/BC-UBND ngày 29/8/2019 của UBND quận Hồng Bàng để thực hiện được “sắp xếp, chỉnh trang” trên khu đất, ngoài trụ sở cũ còn có 117 hộ dân, trong đó có 51 hộ mặt đường (Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Đinh Tiên Hoàng) và 66 hộ trong ngõ với diện tích đất ở 0,59ha phải di dời, giải tỏa.
Phần đất lấy đất ở của 117 hộ dân được “chỉnh trang” thành vườn hoa, bãi đỗ xe, nghe ra có vẻ rất lợi ích công cộng, nhưng có ý kiến cho rằng là giá trị gia tăng cho Tổ hợp 72 tầng của Dự án. “Hình như có sự tính toán “rất khéo” sau mỹ từ “chỉnh trang” để thu hồi đất ở của dân. Đây là thủ thuật đánh tráo khái niệm, nhập nhèm”, một ý kiến người dân nhận xét.
Trước đó, Dự án “sắp xếp, chỉnh trang” đô thị khu vực xung quanh trụ sở cũ đã vấp phải sự phản ứng của người dân. Hiện chưa có văn bản pháp luật nào nói đến việc thu hồi đất đang ở nhiều thế hệ để đổi cho nhà đầu tư BT. Hải Phòng có lấy được đất khu vực này hay không còn phải chờ điều chỉnh quy hoạch được duyệt theo luật định; hơn thế, theo Nghị định 69/NĐ-CP ngày 15/8/2019 của Chính phủ còn phải được sự đồng ý của Thủ tướng. Đó là chưa kể đến chuyện muốn dùng đất khu vực trụ sở cũ còn phải đấu thầu rộng rãi, không được phép chỉ định.
Theo Pháp luật Việt Nam
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy