Bà N.T.H phản ánh hiện nay, người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội tại Hải Phòng đều không thể mua được với giá trị thật như thông báo công khai mà phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định. Người mua phải chi trả thêm một khoản tiền chênh lệch 100-300 triệu đồng/căn, tùy vị trí.
Liên quan phản ánh này, Sở Xây dựng Hải Phòng thông tin, thời gian qua đơn vị cũng đã nhận được thông tin người dân khó tiếp cận mua nhà ở xã hội hoặc muốn mua được căn hộ như ý phải trả tiền chênh thông qua môi giới, thường gọi là “cò mua bán” với mức chênh lệch từ vài chục đến vài trăm triệu đồng.
Theo Sở Xây dựng Hải Phòng, qua làm việc với UBND các quận huyện và một số người phản ánh, khoản tiền chênh lệch này không phải là phí môi giới mà là chi phí cho các dịch vụ.
Cụ thể, các khoản phí dịch vụ mà người mua nhà ở xã hội có thể phải trả gồm: Hợp đồng dịch vụ tư vấn tại các sàn giao dịch bất động sản từ 50-120 triệu/căn hộ, có thể còn cao hơn tùy vị trí, diện tích.
Hợp đồng thi công nội thất khoảng 50 triệu đồng/căn hộ, bao gồm tủ bếp 2 tầng, thiết bị bếp, đèn led âm trần, trần thạch cao. Hợp đồng lắp ống đồng điều hòa khoảng 7-15 triệu đồng/căn, tùy theo diện tích.
Dự án nhà ở xã hội 384 Lê Thánh Tông, TP Hải Phòng.
Cũng theo Sở Xây dựng Hải Phòng, các hợp đồng dịch vụ tư vấn là thỏa thuận dân sự, cơ quan Nhà nước không can thiệp.
Tuy nhiên, qua quá trình kiểm tra hợp đồng dịch vụ tư vấn, Sở Xây dựng Hải Phòng đánh giá, chi phí lên tới hơn 100 triệu đồng/hợp đồng với các nội dung tư vấn như vậy có khả năng giá cao, không tương ứng với khối lượng dịch vụ tư vấn.
Đối với thỏa thuận thi công nội thất, giá trị khoảng 50 triệu đồng/căn hộ gồm các hạng mục: tủ bếp 2 tầng, thiết bị bếp, đá bếp, đèn led âm trần, trần thạch cao căn hộ khoảng gần 70m2, là phù hợp với thị trường. Trong hợp đồng mua bán nhà ở xã hội không có nội dung này.
Về hợp đồng thi công đường dây điều hòa trị giá 7-15 triệu đồng, cũng không nằm trong hợp đồng mua bán nhà. Sở Xây dựng cho rằng, việc người mua nhà đăng ký và chủ động ký các hợp đồng sửa chữa bổ sung thiết bị trước khi hoàn thiện nhà để tránh phải đập phá, thi công lại là việc bình thường. Các hợp đồng, thỏa thuận này diễn ra tại hầu hết các dự án chung cư trên toàn quốc.
Dự án nhà ở xã hội Tổng kho 3 Lạc Viên.
Trước những phản ánh trên, Sở Xây dựng TP Hải Phòng đã có các văn bản gửi chủ đầu tư kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng giao dịch tại dự án; thành lập tổ công tác phối hợp với UBND quận kiểm tra việc công bố giá, giao dịch, kinh doanh tại các dự án đã có giá nhà ở xã hội.
Đồng thời, gửi các văn bản gửi UBND các quận, huyện tăng cường theo dõi, giám sát có hiệu quả tình hình thị trường mua, bán nhà ở xã hội tại địa phương; đề nghị chính quyền địa phương kịp thời có biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn tình trạng tung tin đồn thổi, đầu cơ thổi giá bất động sản lên cao để trục lợi.
Tác giả: Nguyễn Hoàn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy