Tin liên quan
Trong tài liệu được gửi lên Bộ Công Thương mới đây, Sở Công Thương - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết đã xử phạt 13 doanh nghiệp kinh doanh đa cấp trong nửa cuối năm 2015, thu về khoảng 1,2 tỷ đồng (chủ yếu là tiền phạt, còn lại là thu hồi lợi nhuận bất hợp pháp). Lỗi phổ biến nhất là kinh doanh đa cấp khi chưa có giấy phép. Tuy nhiên, việc xử phạt này đã không được công bố rộng rãi khi thực hiện.
Lĩnh vực đa cấp vốn được coi là nhạy cảm sau khi nhiều hoạt động biến tướng bị phát hiện, gây không ít thiệt hại cho người tiêu dùng. Điển hình gần đây nhất là trường hợp Công ty Liên Kết Việt đã lôi kéo, lừa đảo 45.000 người bị phát giác. Việc xử phạt nhưng không công khai rộng rãi khiến người dân thiếu thông tin cảnh báo, dẫn đến việc dễ bị rơi vào ma trận của các công ty đa cấp không phép.
Sở Công Thương Hà Nội cho biết để được cấp giấy chứng nhận bán hàng đa cấp, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ thủ tục và ký quỹ số tiền rất lớn, dẫn đến nhiều trường hợp hoạt động trước để có nguồn thu rồi mới xin giấy phép.
Khi kiểm tra, nhiều doanh nghiệp cũng không chấp hành đầy đủ các quy định về cách trả thưởng, chế độ mua lại hàng hoá, kinh doanh hàng không có hoá đơn chứng từ, thông tin sai lệch về tính năng, công dụng cũng như lợi ích của việc tham gia mạng lưới... Các công ty đa cấp cũng buông lỏng quản lý, dẫn đến người tham gia vi phạm pháp luật.
Sở Công Thương cũng nêu những khó khăn về quản lý bán hàng đa cấp như các doanh nghiệp thường có trụ sở thay đổi liên tục, chọn nhiều căn hộ chung cư làm địa điểm hoạt động, khi bị kiểm tra thường bỏ trụ sở và thành lập công ty mới. Một số đơn vị có trụ sở tại Hà Nội nhưng lại có nhiều chi nhánh ở các vùng quê như Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Hải Dương; hoặc lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thu tiền người tham gia...
Theo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, đến nay có 51 doanh nghiệp đã thông báo hoạt động đa cấp, chủ yếu kinh doanh thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ gia dụng... Trong đó, thực phẩm chức năng chiếm tới 80% số đăng ký.
Còn thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương - cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp cho biết, hiện số lượng đơn vị đăng ký là 65. Doanh thu lĩnh vực này cũng tăng 10 lần trong vòng 8 năm, từ 614 tỷ đồng năm 2006 lên đạt 6.447 tỷ đồng năm 2013. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, tổng doanh thu của ngành là 3.200 tỷ đồng.
Theo ước tính của Cục Quản lý cạnh tranh, hiện doanh nghiêp đa cấp đăng ký khoảng trên 7.000 mặt hàng. Số lượng người đã tham gia bán hàng đa cấp vào khoảng có 1,2 triệu, trong khi con số này năm 2006 chỉ là 235.000 người.
Theo Vnexpress.net
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy