Ngày 12/4, TAND TP Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử đối với nhóm cựu cán bộ thuộc Tổng cục Thủy sản về tội Giả mạo trong công tác, quy định tại Điều 284-BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 2 ngày.
Nhóm bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm
Các bị cáo trong vụ án gồm: Bùi Đức Quý (SN 1955), trú phường Định Công, quận Hoàng Mai (Hà Nội) - cựu Giám đốc Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm và kiểm định, thuộc Tổng cục Thủy sản – Bộ NN&PTNT (gọi tắt là Trung tâm K3), Nguyễn Thị Hà (SN 1980, cựu cán bộ Văn phòng), Đỗ Thị Hà (SN 1988, cựu cán bộ Phòng Khảo nghiệm), Nguyễn Văn Dũng (SN 1985, cựu cán bộ Phòng Kiểm nghiệm, kiểm định), Nguyễn Huy Bàn (SN 1979, cựu cán bộ Văn phòng), Vũ Thị Thu (SN 1982, cựu cán bộ Trung tâm miền Đông Nam Bộ) - đều thuộc Trung tâm K3 và Lê Tuấn Anh (SN 1979, cựu cán bộ Văn phòng Tổng cục Thủy sản).
Theo tài liệu truy tố, từ năm 2014 đến tháng 3/2015, 9 bị cáo trên lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cấu kết với nhau, nhận hồ sơ của các doanh nghiệp để chỉnh sửa văn bản, làm sai lệch nội dung phụ lục sản phẩm được cấp phép lưu hành 6 văn bản giả mạo của Tổng cục Thủy sản, cấp phép 946 sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường của 107 doanh nghiệp để hưởng lợi hơn 7 tỷ đồng.
Bùi Đức Quý cùng đồng phạm đã thu từ 5 triệu đồng đến 25 triệu đồng/sản phẩm khi đưa chúng vào danh mục được phép lưu hành.
Nhóm bị can trên đã hợp thức hóa văn bản giả mạo bằng cách ghi lùi thời gian các văn bản kiểm nghiệm, kiểm định, rồi đóng dấu, cắt dán chữ ký của lãnh đạo Tổng cục Thủy sản vào các văn bản giả mạo, để phát hành kiếm lời.
Quá trình đưa ra xét xử xác định, Bùi Đức Quý giữ vai trò chính (ở thời điểm đó Quý là Giám đốc trung tâm K3), vì động cơ vụ lợi, Quý đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để duyệt, ký tất cả phiếu thẩm định hồ sơ ghi lùi ngày, tháng, năm 2013 trong các công văn liên quan.
Quý bị cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn để ký duyệt các phiếu thẩm định nêu trên để giúp các bị can trên hưởng lợi khoảng 912 triệu đồng.
Đỗ Thị Hà và Nguyễn Thị Hà là những người tích cực sửa chữa 6 công văn trên và thu lợi số tiền trên 5 tỷ đồng.
Lê Tấn Anh là người lăn số, đóng dấu làm sai lệch 6 công văn trên.
Nguyễn Văn Dũng và Vũ Thị Thu sửa chữa làm sai lệch 3 công văn. Trong đó, Dũng được hưởng lợi 405 triệu đồng, Thu hưởng lợi 199 triệu đồng.
Nguyễn Huy Bàn đã trực tiếp bàn bạc thống nhất cách thức chỉnh sửa, làm sai lệch nội dung trong văn bản 758 của Tổng cục Thủy sản (Bàn được hưởng lợi 300 triệu đồng).
Ngày 13/4, phiên tòa tiếp tục.
Theo VOV
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy