Trung Quốc đơn phương phân lô kêu gọi đấu thầu khai thác dầu khí quốc tế ở khu vực vịnh Bắc Bộ mà không xin ý kiến của Việt Nam. Trước những hành động ngang ngược trên, báo ĐS&PL đã phỏng vấn TS., luật sư Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ để cung cấp cho bạn đọc cái nhìn rõ ràng hơn về những mưu đồ của Trung Quốc đằng sau các hành động ngang ngược và phi pháp trên.
Nước cờ phi lý, phi pháp, nguy hiểm
TS. Trần Công Trục.
Tôi xin trích lại những gì mà người Trung Quốc nói để chúng ta hiểu thực sự mưu đồ của nước này, cụ thể: "Đài Phượng Hoàng tại Hồng Kông ngày 12/9 dẫn lời Thạch Tề Bình, một nhà phân tích Trung Quốc bình luận, biến đá thành đảo ở Trường Sa sẽ giúp Trung Quốc tạo ra mối uy hiếp chiến lược về mặt quân sự đối với các nước ven Biển Đông. Nói theo thuật ngữ cờ vây, với thủ đoạn biến đá thành đảo không chỉ giúp Trung Quốc chiếm được đất mà còn chiếm được thế. ông Bình cho rằng, đây là một nước cờ "quá đẹp" của Bắc Kinh, giúp Trung Quốc từ chỗ thế yếu trong cục diện bàn cờ Trường Sa thành thế thượng phong. "Thế thượng phong" mà Thạch Tề Bình đề cập bao gồm hai góc độ:
Thứ nhất, từ góc độ pháp lý, Trung Quốc thực hiện mưu đồ đòi hỏi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Với tham vọng này, Thạch Tề Bình cho rằng, Trung Quốc đã giành được thực lực rất lớn.
Thứ hai, quần đảo Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, một khi xây được căn cứ quân sự ở Gạc Ma, Chữ Thập và đưa radar ra vào khu vực này thì bán kính tác chiến của quân đội Trung Quốc ở khu vực Biển Đông lên khoảng 700, 800km, nên hình thành mối uy hiếp chiến lược về mặt quân sự đối với các nước xung quanh Biển Đông.
Nói theo thuật ngữ cờ vây, Trung Quốc vừa chiếm được đất vừa chiếm được thế. Rõ ràng là phía Trung Quốc đã công khai bộc lộ mưu đồ thật sự của mình.
Từ những diễn biến đó khiến dư luận lại một lần nữa được chứng kiến sự khác biệt giữa mưu đồ của Trung Quốc khi họ đã và đang triển khai thực hiện những "dự án chiến tranh" phi pháp nói trên so với những tuyên bố, hứa hẹn, thậm chí cả việc tha thiết kêu gọi các nước trong khu vực cần phải tôn trọng "sự thật lịch sử", tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng thương thảo đối thoại trực tiếp giữa các bên liên quan, tôn trọng nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông của Trung Quốc và Asean... mà Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vừa mới tung hô trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Julia Bishop khi công du tới úc ngày 7/9 (theo Thời báo Hoàn Cầu ngày 8/9 đưa tin)...
Xét trên góc độ luật pháp quốc tế thì hành vi của Trung Quốc đã vi phạm như thế nào, ông có thể đánh giá về các phản ứng của Việt Nam trong vấn đề này?
Những phản ứng của Việt Nam là hoàn toàn đủ đáp ứng đúng thủ tục pháp lý để chứng tỏ rằng, Nhà nước Việt Nam không bao giờ chấp nhận những hành động xâm chiếm lãnh thổ bằng vũ lực của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như những việc làm của họ nhằm phục vụ cho âm mưu hợp thức hóa những yêu sách ranh giới biển được tạo lập dựa vào việc cố tình giải thích và áp dụng sai các quy định của Công ước Quốc tế về Luật Biển của LHQ năm 1982...
Những hoạt động của Trung Quốc là hoàn toàn trái với Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS). Bởi vì, Công ước quy định các nước không thể đòi chủ quyền các bãi đá ngầm và "bãi đá không duy trì sự định cư của con người hay không có đời sống kinh tế sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa".
Việc Trung Quốc cải tạo đất, xây đảo nổi ở Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam rõ ràng để đưa công dân Trung Quốc tới đây định cư; khi có các hoạt động kinh tế, Trung Quốc sẽ viện "thực tế mới" này để khẳng định chủ quyền bất hợp pháp và quản lý khu vực "đặc quyền kinh tế" 200 hải lý tính từ đảo nổi mới dựng ra và qua đó, Trung Quốc sẽ có thêm "cơ sở" để hiện thực hóa bản đồ "đường lưỡi bò" vô lý, hoàn toàn trái ngược với luật pháp quốc tế...
Trung Quốc ngang nhiên san lấp, cải tạo, mở rộng đảo Gạc Ma của Việt Nam. (Ảnh: internet)
Xin ông phân tích rõ hơn về những tác động nguy hiểm nếu như đảo Gạc Ma trở thành một căn cứ quân sự khổng lồ trên biển. Lợi ích của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Gạc Ma cũng nằm gần khu vực chúng ta đang thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa. Trên quy mô khu vực, Gạc Ma cũng rất có ý nghĩa về mặt địa chiến lược. Trung Quốc muốn tạo dựng một chỗ đứng để thực hiện âm mưu khống chế và độc chiếm Biển Đông, làm chỗ dựa cho các hoạt động khai thác tài nguyên và kiểm soát tuyến hàng hải quốc tế từ eo biển Malaca qua Biển Đông; có nguy cơ gây ảnh hưởng tới các hoạt động thương mại hàng hải quốc tế ở khu vực này.
Hơn thế, nếu Trung Quốc xây dựng được ở Gạc Ma thì họ cũng có thể làm điều đó với các bãi cạn khác như Vành Khăn, Cỏ Mây hay các bãi khác gần đất liền của Philippines, Malaysia, Brunei.
Trinh Phúc (Thực hiện)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy