Theo quyết định xử phạt, Hanoimilk đã không thực hiện công bố thông tin đối với Báo cáo Tài chính (BCTC) năm 2017-2020 đã được kiểm toán, BCTC bán niên soát xét năm 2020, 2019, Báo cáo thường niên năm 2020, 2019, Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2017.
Bên cạnh đó, Hanoimilk công bố thông tin không đúng thời hạn đối với Báo cáo thường niên các năm 2015-2018, BCTC các quý trong năm 2016, 2019, BCTC bán niên đã được soát xét năm 2016-2017...
Do vậy, UBCKNN quyết định xử phạt Hanoimilk số tiền 85 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định pháp luật.
Được biết, Hanoimilk thành lập ngày 02/11/2001. Năm 2002, khởi công xây dựng Nhà máy Chế biến Sữa Hà Nội với công suất trên 40 triệu lít sữa/năm tại địa bàn xã Quang Minh, huyện Mê Linh. Kinh doanh chính dựa trên sản xuất và buôn bán các sản phẩm từ sữa, tư vấn đầu tư nông, công nghiệp, mua bán xuất khẩu đồ dùng cá nhân và gia đình.
Hanoimilk từng là thương hiệu lớn trên thị trường sữa trong nước, với những sản phẩm sữa mang nhãn hiệu IZZI, Yotuti, Sữa tươi Hanoimilk 100%, sữa chua Hanoimilk... được người tiêu dùng ưa chuộng. Thị trường tiêu thụ chính của doanh nghiệp này là thị trường miền Bắc và miền Trung.
Sau nhiều năm hẩm hiu, kết thúc quý II/2021, báo cáo tài chính của Hanoimilk cho thấy những số liệu tích cực, với doanh thu thuần tăng 79,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 97 tỷ đồng; biên lợi nhuận gộp được cải thiện từ 19,5% lên 20,5%, giúp lợi nhuận gộp đạt 19,9 tỷ đồng, tăng 88,8%. Mặc dù các chi phí bán hàng, quản lý và chi phí tài chính đều gia tăng, nhưng Công ty vẫn thu về 6,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong riêng quý II/2021, đảo chiều so với mức lỗ 1,7 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế nửa đầu năm 2021, Hanoimilk ghi nhận 141,5 tỷ đồng doanh thu, tăng 51,2% so với nửa đầu năm 2020; lợi nhuận sau thuế đạt 7,3 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 109 triệu đồng cùng kỳ năm trước.
Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ, sức khỏe tài chính yếu, thị phần bị thu hẹp được đánh giá là các hạn chế của Hanoimilk trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp sữa đầu ngành, có quy mô tài sản, nguồn vốn lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng, thương hiệu mạnh và sản phẩm đã phủ rộng hầu hết các phân khúc thị trường.
Trong báo cáo thường niên năm 2021, Hanoimilk đánh giá, với mức đầu tư, quảng bá thương hiệu như hiện tại, doanh thu bán hàng chỉ đạt mức 200 tỷ đồng/năm, chưa thể tạo ra lợi thế quy mô để giảm tỷ lệ chi phí bán hàng và chi phí sản xuất trên doanh thu và gia tăng lợi nhuận.
Hiện tại, cổ phiếu của Hanoimilk đang được giao dịch quanh mốc 13.500 đồng.
Tác giả: Hoàng Tư
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy