Tuy là thị trường lớn, tiềm năng, đa dạng hóa về nhu cầu nhưng cũng rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng. Do đó, EVFTA cũng được xem là đòn bẩy thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp toàn diện và đồng bộ hơn; trong đó, đặc biệt là nâng cao chuỗi giá trị gia tăng của nông sản Việt.
Chế biến hạt điều xuất khẩu. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Một nước nhiệt đới hợp tác, mở cửa thúc đẩy thương mại với một khối các nước ôn đới như EU được xem sẽ là cơ hội để cho phần lớn hàng hóa nông sản hai bên bổ trợ nhau, đặc biệt khi Việt Nam và EU đều đã cam kết bảo hộ chỉ dẫn địa lý hàng trăm sản phẩm của nhau. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm. Đây là điều kiện để một số chủng loại nông sản nổi bật của Việt Nam tiếp cận và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, các mặt hàng nông sản chiến lược và có lợi thế mở rộng thị trường xuất khẩu nhờ các cam kết cắt giảm thuế quan. Các doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ, cải thiện năng lực quản lý, khả năng tự đổi mới… Sản phẩm được nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa nhờ cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam và tuân thủ các quy định về kiểm dịch động thực vật (SPS) và tiêu chuẩn kỹ thuật (TBT).
Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Công Thắng đánh giá, nông nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội với các ngành hàng là trái cây, thủy sản, lâm nghiệp… với các sản phẩm có lợi thế như tiêu, điều, cà phê… EU luôn là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ quan trọng của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, bởi hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU là các doanh nghiệp của người Việt. Ngược lại, EU cũng là một trong những thị trường chính cung cấp nguồn gỗ nguyên liệu cho Việt Nam. Gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ EU được đánh giá có mức độ rủi ro rất thấp.
Ngành chế biến gỗ sẽ được hưởng thuế suất 0% cho ít nhất 90 sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam; đồng thời, sẽ được giảm giá máy móc thiết bị ngành gỗ nhập khẩu từ các nước EU. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghiệp, kỹ thuật cao để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của mình. Cùng đó, hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ EU sẽ tạo ra một sức ép cạnh tranh để doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh.
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, EVFTA cũng là cơ hội, sức ép hợp lý để các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh, thay đổi phương thức kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Khi rào cản thuế quan không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ, thị trường nhập khẩu có xu hướng sử dụng nhiều hơn các biện pháp phòng vệ thương mại như: chống bán phá giá, chống trợ cấp… EU cũng là một trong những thị trường có “truyền thống” sử dụng các công cụ này.
Vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp gỗ Việt Nam cần tập trung nguồn lực để đổi mới công nghệ, đặc biệt có kế hoạch cụ thể để triển khai khâu thiết kế sản phẩm và xây dựng thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam, ông Nguyễn Tôn Quyền cho hay.
Thủy sản cũng là mặt hàng Việt Nam có nhiều lợi thế khi EVFTA được thực thi. Chỉ tính riêng mặt hàng tôm, EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng trên 20% trong tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Doanh nghiệp thu mua bưởi da xanh trong chuỗi liên kết. (Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN)
Về lợi thế cạnh tranh thuế nhập khẩu vào EU so với các nước sản xuất khác, tôm sú được giảm từ mức thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP) 4,2% về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tôm chân trắng đông lạnh sẽ giảm dần về 0% sau 5 năm, trong khi Thái Lan không được hưởng GSP, không ký FTA, bị mức thuế cơ bản 12%, Ấn Độ không có FTA chịu thuế GSP 4,2%, Indonesia hưởng thuế GSP 4,2%, Ecuador thuế cơ bản 12%.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU năm 2019 sụt giảm so với năm 2018, tuy nhiên khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực có thể tạo kỳ vọng cho tăng xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này trong năm 2020.
Riêng trong chăn nuôi, với một số ngành hàng sẽ chịu sự cạnh tranh mạnh như thịt bò, thịt gà, sữa… đặc biệt khi gần đây có sự tăng trưởng mạnh trong nhập khẩu thì Việt Nam sẽ là thị trường hấp dẫn với họ. Tuy Việt Nam có lộ trình cắt giảm thuế từ 5-7 năm, nhưng đây là thời gian không dài, đòi hỏi lĩnh vực này phải nhanh chóng đổi mới, thích ứng.
Với thị trường trong nước, người tiêu dùng Việt Nam có cơ hội tiếp cận các sản phẩm chất lượng cao, giá cả hợp lý hơn từ những nước tiên tiến như thịt, sữa… Đặc biệt là một số sản phẩm trái cây ôn đới và thuỷ sản mà Việt Nam không có.
Theo ông Trần Công Thắng, để nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản đáp ứng với điều kiện xuất khẩu theo ưu đãi của EVFTA cũng như tiêu thụ trong nước, nông sản Việt cần có cách tổ chức kênh phân phối sao cho hiệu quả để có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Thông tin sản phẩm phải minh bạch để người tiêu dùng trong nước tin tưởng sản phẩm trong nước hơn sản phẩm nhập khẩu. Do đó, các ngành hàng cần tiếp tục tổ chức lại sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Các hiệp hội, ngành hàng cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà xuất khẩu, liên kết chuỗi giá trị sản xuất giữa người sản xuất và doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Quốc Toản cho rằng, chúng ta không được xem ưu đãi về thuế quan là màu hồng vì đó chỉ là nhưng thuận lợi trước mắt. Chúng ta cần tìm cách vượt qua được hàng rào kỹ thuật của EU về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm và bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Trước tiên, đó là các tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm không chỉ là VietGAP mà phải nâng lên GlobalGAP. Hay năng lực chế biến nông sản cũng cần được tăng lên để phù hợp hơn với EU, nơi có khoảng cách địa lý lớn với Việt Nam. Các doanh nghiệp sẽ phải phát triển các sản phẩm có sự chế biến tốt, có thể bảo quản dài ngày, kể cả trái cây lẫn thủy sản để có thể chính phục được thị trường này.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định, hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc tham gia các FTA mở ra cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất toàn cầu, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tranh thủ vốn đầu tư...
Ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu toàn diện, sâu sắc hơn theo hướng sản xuất tập trung, phát triển sản phẩm lợi thế, ứng dụng khoa học, tổ chức lại sản xuất. Đặc biệt là thúc đẩy liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, nông dân để hoàn thiện được chuỗi giá trị từ sản xuất, canh tác, chế biến, khi đó sản phẩm nông sản Việt sẽ có được giá cạnh tranh, chất lượng tốt nhất. Người đứng đầu ngành nông nghiệp nhấn mạnh.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy