Tin liên quan
Còn khá nhiều bất cập
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp (Bộ Công Thương), tỷ lệ linh kiện, phụ kiện sản xuất trong nước mới chỉ đạt 27,8%, trong khi đó tại Thái Lan đã đạt 60% còn Trung Quốc cũng đạt tỷ lệ nội địa hóa 50%.
Trong đó, nhiều lĩnh vực không đạt mục tiêu đề ra. Cụ thể, ngành công nghiệp ô tô đặt mục tiêu 2010-2020 nội địa hóa 60% nhưng hiện chỉ đạt 7-8%. Tương tự, ngành cơ khí dự kiến 2020 nội địa hóa 75% nhưng công nghệ chế tạo cơ khí nội địa về tổng thể vẫn là công nghệ chế tạo đơn giản. Ngành điện tử nội địa hóa gần 20% nhưng thực chất chưa có công nghiệp điện tử mà chỉ mới có ngành lắp ráp điện tử.
"Ước tính 500 DN hoạt động trong lĩnh vực chế tạo thì chỉ khoảng 200 DN trong nước sản xuất được cho nước ngoài. Nhưng mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xe máy và điện tử, trong khi nhiều ngành khác như dệt may, da giày, cơ khí, ô tô... lại bỏ ngỏ”, bà Trương Thị Mỹ Bình, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp nói về bức tranh nền công nghiệp hỗ trợ hiện nay.
Đại diện Canon Việt Nam cũng cho biết hiện nay các DN Việt Nam chỉ đang chú trọng đến linh kiện mà chưa quan tâm đến nguyên phụ liệu. “Hiện nay DN Việt Nam có thể chế tạo linh kiện điện tử nhưng chưa có linh kiện bán dẫn và các thiết bị kết nối. Chúng tôi buộc phải nhập từ nước ngoài về từ cán cuộn cho máy in hay linh kiện đai... Bao bì đóng gói sản phẩm đã có DN Việt Nam cung ứng cho Canon, nhưng có phụ liệu Canon vẫn phải nhập khẩu, ví dụ băng dính dùng để đóng gói sản phẩm vì sản phẩm của DN trong nước không đáp ứng được nhu cầu”, đại diện Canon nói.
Hỗ trợ mạnh cho DN vừa và nhỏ
Theo ông Trần Anh Vương, Giám đốc Công ty Công nghệ Bắc Việt, một trong những DN Việt Nam hiếm hoi đang cung cấp linh phụ kiện cho Samsung và Canon, “Bắc Việt đã làm về công nghiệp hỗ trợ 4-5 năm rồi nhưng chưa được hỗ trợ gì từ các chính sách. Hiện nay chúng tôi đang phải vật lộn với mức lãi suất tới 24%. Đây là khó khăn của DN nhỏ và vừa như chúng tôi khi tham gia chuỗi cung ứng này”.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho rằng mặc dù nhiều năm qua Chính phủ đã có định hướng về ngành công nghiệp hỗ trợ, nhưng việc hỗ trợ như thế nào thì cần sự tham vấn của DN và các nhà hoạch định chính sách nhằm tạo ra sự lan tỏa chung.
"Nghị định được ban hành sẽ thúc đẩy DN phát triển, nhưng chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh về chất lượng, về giá cả theo các cam kết quốc tế," ông Hưng nhấn mạnh.
Nhằm đảm bảo cho việc phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương cho biết sẽ dành nguồn vốn 30.000 tỷ đồng để đầu tư cho lĩnh vực này. Trong đó vốn điều lệ của Quỹ do Ngân sách Nhà nước cấp là 2.000 tỷ đồng, 2 năm đầu tiên mỗi năm cấp 500 tỷ đồng, năm thứ 3 cấp 1.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng khẳng định, Nghị định về phát triển Công nghiệp hỗ trợ dự kiến sẽ trình Chính phủ và ban hành vào cuối năm nay, tập trung vào các biện pháp nhằm hỗ trợ về công nghệ, quản trị sản xuất, tiếp cận khách hàng…
Đồng thời, Nghị định sẽ bổ sung một số ưu đãi về thuế thu nhập DN cũng như các quy định về đầu tư xây dựng cụm công nghiệp hỗ trợ nhằm thu hút các tập đoàn đa quốc gia cung cấp linh kiện và vật liệu toàn cầu đầu tư vào Việt Nam.
Hoa Liên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy