Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (MCK: DGC) vừa thông qua kế hoạch họp ĐHCĐ bất thường, dự kiến diễn ra vào tháng 12.
Theo đó, DGC sẽ trình cổ đông phương án điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Tổ hợp Hóa chất Đức Giang Nghi Sơn tại thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Cụ thể, dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến 12.000 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn (giai đoạn 1 là 10.000 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 2.000 tỷ).
Về sản phẩm của dự án, giai đoạn 1, dự án Tổ hợp Hóa chất Đức Giang Nghi Sơn sản xuất: Xút NAOH quy đặc, nhựa PVC, axit HCL, nước tẩy Javen, Chloramin B… nhằm thu về doanh thu khoảng 8.723 tỷ đồng và lợi nhuận thu về 1.800 tỷ. Giai đoạn 2, chế biến các sản phẩm bột nhựa PVC và bột nhẹ CaCO3.
Theo kế hoạch, dự án sẽ khởi công xây dựng vào quý I/2022 và dự kiến vận hành ổn định nhà máy từ 2025. Giai đoạn 2 bắt đầu từ năm 2026 đến 2028.
Về giai đoạn 1, vốn tự có của tập đoàn là 5.500 tỷ đồng, tương đương 55% tổng vốn đầu tư cho giai đoạn này. Trong đó, 3.000 tỷ đồng sẽ góp trong năm sau từ nguồn lợi nhuận để lại và 2.500 tỷ còn lại sẽ góp tiếp trong năm 2023-2024 từ nguồn lợi nhuận để lại hoặc phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu; 4.500 tỷ đồng còn lại Công ty sẽ đi vay.
Về hoạt động kinh doanh, quý III/2021, doanh thu đạt 2.106 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế quý III đạt 488 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp đạt 6.094 tỷ đồng doanh thu và 1.113 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 31% và 58% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, Hóa chất Đức Giang đã thực hiện 81% chỉ tiêu doanh thu và vượt 1% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Tính đến thời điểm 30/9, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 16% so với hồi đầu năm, đạt 6.802 tỷ đồng. Trong đó, tiền và tương đương tiền giảm 71% về gần 81 tỷ đồng; khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (tiền gửi có kỳ hạn gốc trên 3 tháng đến 12 tháng) tăng thêm hơn 790 tỷ đồng lên 2.531 tỷ đồng.
Giá trị hàng tồn kho tăng 7%, ở mức 742 tỷ đồng. Trả trước cho người bán hơn 159 tỷ, gấp 3,3 lần đầu năm, do tiền trả trước cho các nhà cung cấp (không thuyết minh) gấp 5,5 lần lên gần 151 tỷ đồng. Tài sản dài hạn phần lớn là tài sản cố định đạt gần 2.025 tỷ đồng, chiếm 30% quy mô tài sản của doanh nghiệp.
Về nguồn vốn, nợ vay tài chính ngắn hạn giảm 24% về 869 tỷ đồng, doanh nghiệp không có nợ vay dài hạn. Người mua trả tiền trước ngắn hạn gấp 6,6 lần lên gần 224 tỷ đồng.
Tính đến cuối quý III, vốn điều lệ tăng 15% lên gần 1.711 tỷ đồng, do công ty phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2020.
Cuối tháng 10 vừa qua, tập đoàn lên kế hoạch doanh thu hợp nhất quý IV đạt 3.650 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 600 tỷ đồng, lần lượt gấp 2,3 lần và gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước. Nếu đạt được, đây tiếp tục là mức lợi nhuận kỷ lục của doanh nghiệp.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DGC tăng gấp 3,8 lần kể từ đầu năm 2021, từ mức 45.000 đồng/cp lên đến mức giá 169.300 đồng/cp tại phiên ngày 18/11.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy