Một cửa hàng tại quận Phú Nhuận, TP.HCM xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng - Ảnh: Ngọc Phượng
Theo hướng dẫn từ Tổng cục Thuế, chỉ có doanh nghiệp thuộc 15 ngành nghề như điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt... được sử dụng hóa đơn điện tử không áp mã, còn lại đều phải sử dụng hóa đơn có mã dù không thuộc dạng rủi ro cao theo quy định tại Luật quản lý thuế.
Do bị loại trừ như trên, có đến 90% doanh nghiệp tại 6 địa phương tham gia đợt thử nghiệm này phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã. Nói nôm na là muốn cấp được tờ hóa đơn thì phải xin mã của cơ quan thuế.
Chừng nào được cơ quan thuế cấp mã mới xuất được hóa đơn cho khách hàng. Nhưng doanh nghiệp cứ đẩy hóa đơn lên xin mã là bị lỗi liên tục và quá tải.
Những ngày qua, nhiều doanh nghiệp đã rất khổ sở, nhất là những doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa, thực phẩm. Gọi điện thoại cầu cứu cũng không biết cầu cứu ai, vì tất cả phải đẩy lên server tổng cục mới xuất được tờ hóa đơn.
Cầu cứu nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử cũng không giải quyết được. Bí quá, nhiều doanh nghiệp "nhờ" nhà cung cấp dịch vụ cho xuất hóa đơn sang ngày hôm sau, nhưng không được chấp nhận vì quy định của cơ quan thuế là phải xuất hóa đơn trong ngày.
Điều doanh nghiệp bức xúc nhất là hiện nay Luật quản lý thuế chỉ buộc những doanh nghiệp thuộc diện rủi ro cao phải sử dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế. Trong khi đó, cơ quan thuế lại buộc đến 90% doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn có mã.
Thậm chí trong văn bản 5113 hướng dẫn một số nội dung về hóa đơn điện tử ban hành gần đây, Tổng cục Thuế còn yêu cầu cơ quan thuế kiểm tra các doanh nghiệp đã được cơ quan thuế thông báo chuyển sang áp dụng hóa đơn có mã, nhưng doanh nghiệp không chuyển. Sau khi kiểm tra, nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện áp dụng hóa đơn không mã (thuộc 15 ngành nghề kể trên) thì buộc phải áp dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế.
Chính việc áp đặt của cơ quan thuế trong khi cơ sở hạ tầng công nghệ chưa đáp ứng đã đẩy doanh nghiệp vào tình thế khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, tạo thêm gánh nặng. Điều này cũng đi ngược lại với chủ trương của ngành thuế là giảm thời gian kê khai thuế, qua đó giảm chi phí tuân thủ thuế cho doanh nghiệp.
Trong bối cảnh doanh nghiệp vừa trải qua một giai đoạn rất khó khăn do dịch COVID-19 kéo dài, đang cố gắng nỗ lực ổn định sản xuất kinh doanh nhằm vớt vát trong vụ mùa cuối năm, thay vì phải tạo điều kiện lại khiến doanh nghiệp "sống dở chết dở" với thủ tục, nghẽn mạng. Trong khi lẽ ra ngành thuế phải lường trước điều này qua việc chuẩn bị kỹ về cơ sở hạ tầng và thí điểm trong phạm vi nhỏ thay vì "đùng một cái" áp dụng với số doanh nghiệp chiếm đến 70% tổng số doanh nghiệp trên cả nước.
Nếu cầu thị, thời điểm này ngành thuế vẫn có thể nhìn lại để điều chỉnh chính sách, nâng cấp hạ tầng và rút kinh nghiệm để tránh lặp lại sự cố này khi mở rộng áp dụng cho 57 tỉnh thành còn lại trong thời gian tới.
Tác giả: Ánh Hồng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- bán khoá học online
- đồng phục Sacombank
- Dịch vụ sửa tủ lạnh tại nhà
- Cách tính tổng hàng ngang trong excel
- ĐỊa chỉ Sửa tivi Samsung chất lượng
- bảo hành tủ lạnh hitachi tại thường tín
- đồng phục công ty Hải Anh
- Dịch vụ chuyển văn phòng trọn gói Kiến Vàng
- in áo thun đồng phục
- Hướng dẫn tính tổng trong excel
- Genymotion cloud
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy