Tham dự hội thảo có các chuyên gia quốc tế đến từ CHLB Đức, Hoa Kỳ, Indonesia, Nhật Bản, Philippines và đông đảo các chuyên gia Việt Nam đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Ngoại giao, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và các viện nghiên cứu, các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Phùng Xuân Nhạ, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại hội thảo.
Đây là diễn đàn khoa học để các học giả quốc tế và Việt Nam gặp gỡ trao đổi những kết quả nghiên cứu mới nhất của mình, đặc biệt tập trung đánh giá tác động đa chiều của tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, từ đó đề xuất các giải pháp theo hướng hòa bình, hợp tác phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, Luật pháp quốc tế và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Tại Hội thảo, các đại biểu nghe và thảo luận các chủ đề: Vai trò của ASEAN trong ngăn ngừa xung đột đang leo thang ở Biển Đông; nhận định quan hệ ngoại giao Trung Quốc đối với Việt Nam; tranh chấp lãnh thổ Biển Đông trong bối cảnh luật pháp quốc tế, cơ sở pháp lý và các phương thức giải quyết một cách hòa bình tranh chấp quốc tế về chủ quyền biển đảo…
Các đại biểu quốc tế tham dự hội thảo.
Phát biểu tại hội thảo, ông Phùng Xuân Nhạ, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, thời gian qua, các học giả, nhà khoa học Việt Nam và quốc tế đã có nhiều đóng góp quan trọng, thể hiện tiếng nói và hành động mạnh mẽ, góp phần vào việc giữ gìn hoà bình, an ninh trong khu vực. Trước những tranh chấp lãnh thổ, các nhà khoa học đã đóng vai trò cung cấp luận cứ khoa học, đưa ra các lý lẽ xác thực nhằm đấu tranh hoà bình để bảo vệ chân lý, lẽ phải, đồng thời cũng tránh cho các khu vực rơi vào xung đột tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
“Việc tổ chức Hội thảo quốc tế “Tranh chấp ở Biển Đông: Tác động và các hướng tiếp cận hoà bình, hợp tác”, nơi mà các học giả có thể chia sẻ nhận thức, thảo luận và trao đổi học thuật, cũng là một trong những nỗ lực góp phần vào hoà bình và an ninh trong khu vực. Với tư cách là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội cam kết ủng hộ mạnh mẽ những đề tài, dự án nghiên cứu có tác động tích cực tới hoà bình và an ninh trong khu vực nói riêng, thế giới nói chung”, ông Nhạ khẳng định.
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng, xét trên nhiều phương diện thì hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trong khu vực; bảo đảm an ninh và tự do hàng hải là ý nguyện của cả thế giới, khi mà phần lớn các quốc gia trong khu vực đều nhận thức được tầm quan trọng của hòa bình và hợp tác; đồng thuận giải quyết các xung đột một cách hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế. Các nhà nghiên cứu, học giả của Việt Nam cũng khẳng định, với các chuyên gia đến từ Nhật Bản, Đức, với tư cách là thành viên của ASEAN, Việt Nam trước sau như một khẳng định mong muốn giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Thời gian qua, các học giả, nhà khoa học quốc tế nói chung, Việt Nam nói riêng đã có nhiều đóng góp quan trọng, thể hiện tiếng nói và hành động mạnh mẽ, góp phần vào việc giữ gìn hoà bình, an ninh trong khu vực.
Theo QDND.vn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy