Các ngân hàng từ sáu quốc gia - Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh và Canada - chịu trách nhiệm tài trợ 86% các dự án than toàn cầu trong giai đoạn này.
Các khoản vay trực tiếp lên tới 373 tỷ USD, với các ngân hàng Nhật Bản Mizuho Financial, Mitsubishi UFJ Financial - đều là thành viên của Net Zero Banking Alliance - được xác định là hai nhà cho vay lớn nhất. Tuy nhiên, không công ty nào trả lời bình luận.
1.200 tỷ USD được chuyển đến các công ty than thông qua các khoản bảo lãnh rủi ro. Tất cả 10 công ty bảo lãnh hàng đầu đều là Trung Quốc, trong đó Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) ở vị trí đầu tiên, chiếm 57 tỷ USD. Ngân hàng này cũng không trả lời bình luận.
Cũng trong giai đoạn từ tháng 1/2019 đến tháng 11/2021 các khoản đầu tư của các tổ chức rót vào các công ty than đã lên tới 469 tỷ USD, trong đó BlackRock đứng đầu danh sách với 34 tỷ USD. Giám đốc BlackRock cũng từ chối đưa ra bình luận.
Tuy nhiên, nghiên cứu từ Trung tâm Chính sách Phát triển Toàn cầu của Đại học Boston công bố vào tháng 11/2021 cho thấy gần như tất cả các nguồn tài chính phát triển trên thế giới hiện cam kết giảm hoặc chấm dứt đầu tư vào điện than sau các động thái của Trung Quốc và Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) nhằm ngừng hỗ trợ các dự án mới ở nước ngoài./.
Tác giả: Vân Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy