Động thái này được đưa ra UBND Khánh Hòa sắp xếp lại các hộ kinh doanh tại dự án chợ Đầm mới. UBND TP Nha Trang và Công ty TNHH MTV chợ Đầm sẽ vận động các tiểu thương ở chợ cũ di dời sang chợ mới trước ngày 1/3. Việc cắt điện nước tại chợ cũ được thực hiện hôm 20/1.
Chợ Đầm có kiến trúc hình tròn, mái xếp chữ V, tượng trưng cho hoa sen thuần khiết. Ảnh: An Phước.
Chợ Đầm được xây năm 1970 cao hai tầng, với kiến trúc hình tròn, mái xếp chữ V, tượng trưng cho hoa sen thuần khiết. Nơi đây trở thành địa điểm thu hút du khách khi đến Nha Trang. Hơn 40 năm hoạt động, do chợ đã xuống cấp, quy mô không đáp ứng được quy hoạch của chung của thành phố nên UBND Khánh Hòa đã cho xây lại chợ mới, nằm phía sau chợ cũ.
Tháng 8/2013, UBND tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Cổ phần Sông Đà Nha Trang thực hiện dự án chợ Đầm Nha Trang. Khu chợ mới rộng hơn 21.000 m2 với ba tầng, 1.000 lô sạp đã đi vào hoạt động năm 2020.
Theo quy hoạch, chợ cũ sẽ bị dỡ bỏ để xây quảng trường, vườn hoa, sân bãi. Tuy nhiên, nhiều tiểu thương không đồng thuận di dời và liên tục phản ứng, kiến nghị UBND tỉnh giữ lại chợ truyền thống để kinh doanh. UBND Khánh Hòa sau đó dừng lại quy hoạch phá dỡ chợ cũ.
Khoảng 1.000 tiểu thương đã chuyển sang chợ mới. Hơn 200 tiểu thương còn lại không chịu di dời vì cho rằng chợ mới bố trí các sạp hàng không hợp lý. Dù đã bị cắt điện nước, hiện nhiều người vẫn mở cửa bán. "Việc cắt điện nước ảnh hưởng nhiều tới buôn bán, nhưng cũng phải mở bán để có tiền lo cho cuộc sống", ông Nguyễn Hoàng Việt, 59 tuổi, chủ quầy thực phẩm, nói.
Tiểu thương chợ Đầm chong đèn để kinh doanh sau khi bị cắt điện nước, ngày 22/1. Ảnh: Xuân Ngọc.
Ông Việt cho rằng chợ mới xây không đúng thiết kế, các ki-ốt nhỏ, trong khi giá thuê rất cao, từ 400 triệu đến cả tỷ đồng. Không đủ tiền nên vợ chồng ông quyết bám trụ lại chợ cũ sau gần 30 năm buôn bán ở đây.
Tại tầng hai, sạp vải của bà Nguyễn Thị Hải Hiền, 57 tuổi, tối om. Thi thoảng có khách đi qua, bà mời chào, rồi chong đèn giới thiệu các mặt hàng. Bà bảo, quá trình kinh doanh bản thân không vi phạm quy định, đóng phí đầy đủ nhưng vẫn bị Ban quản lý cắt điện nước. "Điều này không khác nào gây khó khăn cho chúng tôi, tìm cách đẩy tiểu thương ra khỏi chợ", bà Hiền nói.
Bán tại chợ gần 28 năm nhưng chưa bao giờ bà Nguyễn Thị Kim Bắc, 65 tuổi, thấy bế tắc như hiện nay. Kinh doanh mặt hàng vải, bà chỉ mong đến dịp Tết vì nhu cầu mua sắm tăng cao. Đầu tháng, gia đình bà nhập hàng từ TP HCM, song buôn bán ế ẩm. "Không có điện khiến ki-ốt tối tăm. Khách ghé vào nhưng không xem được mặt hàng nên rời đi", bà nói.
Bà Nguyễn Thị Hải Hiền, chủ sạp vải mong Ban quản lý chợ Đầm cung cấp điện nước để kinh doanh trong dịp Tết, ngày 22/1. Ảnh: Xuân Ngọc.
Bà Tô Thị Thu Nga, Trưởng Ban quản lý chợ Đầm, cho biết UBND thành phố Nha Trang cùng Ban quản lý chợ đã đối thoại với đại diện tiểu thương về các vấn đề liên quan việc di dời và cắt điện nước. Các tiểu thương đã bày tỏ nguyện vọng được ở lại chợ cũ, không muốn sang chợ mới.
Theo bà Nga, Ban quản lý chợ sẽ mở lại điện nước để tiểu thương buôn bán. Tuy nhiên, kế hoạch di dời tiểu thương sang chợ mới vẫn không thay đổi.
Tác giả: Xuân Ngọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy