Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định giao Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư đối với dự án.
Cảng hàng không Phù Cát. (Ảnh: Trương Định).
Dự án 1: Xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình khác thuộc khu bay. Tổng mức đầu tư dự kiến là khoảng hơn 3.000 tỷ đồng (trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 1.008 tỷ đồng). Thời gian thực hiện dự án từ 2024 - 2027.
Dự án 2: Xây dựng di chuyển các công trình quân sự để bàn giao đất phục vụ xây dựng mở rộng khu hàng không dân dụng. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng hơn 1.200 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ 2027 - 2032.
Dự án 3: Xây dựng khu hàng không dân dụng, nội dung thực hiện gồm mở rộng sân đỗ máy bay; xây dựng nhà ga hành khách T3; xây dựng nhà điều hành cảng hàng không; xây dựng nhà xe ngoại trường; xây dựng khu nhiên liệu hàng không; xây dựng nhà cảng vụ... Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng hơn 3.130 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án 2027 - 2032.
Chủ tịch tỉnh Bình Định cũng yêu cầu các đơn vị tham mưu, đề xuất UBND tỉnh tổ chức làm việc thống nhất với các Bộ, ngành, đơn vị có liên quan về cơ chế vận hành các công trình khi đi vào hoạt động; đồng thời, kiến nghị Trung ương xem xét, cho cơ chế đầu tư đặc thù và hỗ trợ vốn đầu tư đối với 3 dự án nêu trên tuân thủ theo đúng quy định hiện hành.
Theo quy hoạch được duyệt, Cảng Hàng không Phù Cát là cảng hàng không nội địa trong mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc; là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.
Quy hoạch đến năm 2050, sân bay Phù Cát có 20 vị trí đỗ máy bay. (Ảnh: Dũng Nhân).
Mục tiêu thời kỳ 2021 - 2030, cấp sân bay 4C theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế và sân bay quân sự cấp I. Công suất 5 triệu hành khách/năm và 12.000 tấn hàng hóa/năm. Loại tàu bay khai thác là code C như A320/A321 và tương đương (có thể tiếp nhận tàu bay code E khi có nhu cầu). Phương thức tiếp cận hạ cánh CAT II.
Về quy hoạch hạng mục các công trình khu bay phần hệ thống đường cất cánh, thời kỳ này giữ nguyên cấu hình đường cất cánh hiện hữu. Quy hoạch đường cất hạ cánh số 2 song song, cách đường cất hạ cánh hiện hữu 215 m về phía tây. Tiếp tục sử dụng hệ thống đường lăn hiện hữu. Quy hoạch 6 đường lăn nối và 2 đường lăn thoát nhanh. Mở rộng sân đỗ tàu bay đáp ứng 16 vị trí và có dự trữ để mở rộng khi có nhu cầu.
Quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050, sân bay Phù Cát vẫn cấp sân bay 4C và sân bay quân sự cấp I. Công suất được nâng lên 7 triệu hành khách/năm và 27.000 tấn hàng hóa/năm. Loại tàu bay khai thác là code C như A320/A321 và tương đương, có thể tiếp nhận tàu bay code E khi có nhu cầu. Phương thức tiếp cận hạ cánh CAT II. Hệ thống đường cất hạ cánh, hệ thống đường lăn giữ nguyên theo quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030. Đối với sân đỗ máy bay sẽ tiếp tục mở rộng đáp ứng 20 vị trí và có dự trữ để mở rộng khi có nhu cầu.
Tác giả: Trương Định
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy