Tổng Công ty Viglacera – CTCP (HoSE: VGC) mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý I/2023 với kết quả kinh doanh nhuốm màu ảm đạm.
Cụ thể, doanh thi thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty ghi nhận 2.774 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước. Sở dĩ doanh thu suy giảm như vậy do trong quý đầu năm, khoản thu từ bán hàng hoá bất động sản giảm mạnh xuống chỉ còn hơn 43 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ con số đang 569 tỷ đồng.
Ngoài ra, các danh mục bán các sản phẩm kính, gương; bán các sản phẩm sứ, sen vòi và phụ kiện; bán sản phẩm gạch, ngói và bán hàng khác đề ghi nhận suy giảm so với cùng kỳ.
Điểm tích cực là sản phẩm gạch ốp lát có doanh thu tăng trưởng nhưng mức tăng cũng tương đối thấp, chỉ tăng 23 tỷ đồng so với cùng kỳ - không đủ để bù cho các sản phẩm doanh thu sụt giảm khác.
Quý I/2022, Viglacera còn ghi nhận thu gần 42 tỷ đồng từ hợp đồng xây dựng nhưng đến năm 2023 đã không còn có khoản thu này.
Trong khi doanh thu giảm sâu 27%, giá vốn hàng bán chỉ giảm 13,5% so với cùng kỳ về mức 2.108 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty “bốc hơi” một nửa về gần 666 tỷ đồng.
Hụt thu từ hoạt động kinh doanh, khoản thu hoạt động tài chính cũng không có dấu hiệu khá khẩm hơn khi giảm từ 17 tỷ đồng trong quý I/2022 về 13 tỷ đồng cho quý I/2023. Thu tài chính giảm nhưng chi phí tài chính lại tăng cao lên hơn 100 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí lãi vay (82,7 tỷ đồng).
Chưa kể, công ty còn phát sinh thêm khoản lỗ hơn 5 tỷ đồng trong công ty liên doanh, liên kết (cùng kỳ ghi nhận lãi hơn 42 tỷ đồng).
Điểm sáng duy nhất là trong kỳ, công ty đã tiến hành tiết giảm được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, lần lượt ghi nhận 161 tỷ đồng và 181 tỷ đồng.
Sau khi khấu trừ đi mọi chi phí và thuế, Viglacera đem về khoản lợi nhuận vỏn vẹn 151 tỷ đồng, tương ứng chỉ bằng 1/5 so với cùng kỳ.
Phía doanh nghiệp chia sẻ, trong kỳ doanh thu mảng kinh doanh nhà ở thương mại quý I/2023 của công ty bị sụt giảm mạnh, cùng với đó, lĩnh vực vật liệu xây dựng cũng gặp khó khăn trong công tác tiêu thụ, giá bán và sản lượng tiêu thụ giảm gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Tính đến cuối quý I/2023, doanh nghiệp ghi nhận đang có hơn 23.317 tỷ đồng tổng tài sản, nhích nhẹ lên 1,5% so với ghi nhận đầu năm.
Trong đó, hàng tồn kho ghi nhận hơn 4.463 tỷ đồng, tăng 5,3% so với đầu kỳ, chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Ngoài ra, Viglacera ghi nhận đem đa phần tiền mặt của công ty đi gửi ngân hàng (1.259 tỷ đồng) và đầu tư các khoản khác như trái phiếu rất ít (vỏn vẹn 20 triệu đồng).
Về phía nguồn vốn, tại thời điểm ngày 31/3, công ty con của Gelex đang có hơn 14.091 tỷ đồng nợ phải trả, tăng 218 tỷ đồng so với đầu kỳ.
Cơ cấu nợ chủ yếu là nợ ngắn hạn, chiếm 63%, trong đó có tới 2.696 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện. Đây chủ yếu là khoản doanh thu nhận trước của hoạt động cho thuê bất động sản. Ngoài ra, vay và nợ thuê tài chính của công ty ghi nhận ở mức 4.040 tỷ đồng.
Mới đây, Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về dự kiến nguồn thu từ bán vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp, nộp tiền về ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025.
Qua đó tiết lộ kế hoạch sẽ thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Viglacera, dự thu về hơn 5.820 tỷ đồng từ hoạt động trên.
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nhung
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy