Quan hệ đối tác này sẽ giúp Việt Nam tiếp tục con đường tăng trưởng xanh và bao trùm, đồng thời giải quyết các thách thức do đại dịch COVID-19 đưa đến.
Trước đó, IFC đã được mời đầu tư lên tới 460 tỷ đồng (tương đương 20 triệu USD) để hỗ trợ GS25 Việt Nam trong khâu mở rộng các cửa hàng tiện lợi GS25 mới tại Việt Nam trong giai đoạn 2022 – 2025.
Ngoài ra, hồi cuối tháng 11, IFC đã đề xuất đầu tư tổng cộng 320 triệu USD vào ba ngân hàng SHB, VIB, OCB để hỗ trợ cho danh mục cho vay dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
Ưu tiên lĩnh vực tăng trưởng then chốt như cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, sản xuất và du lịch.
Trong 5 năm tới, chương trình quan hệ đối tác IFC-Australia sẽ làm việc với các đối tác nhà nước và tư nhân của Việt Nam để khơi thông nguồn vốn tư nhân cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu ưu tiên về phát triển và khí hậu, đặc biệt là trong những lĩnh vực tăng trưởng then chốt như cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, sản xuất và du lịch.
Chương trình Đối tác Phát triển Khu vực Tư nhân Việt Nam mới trị giá 15 triệu AUD (10 triệu USD) có mục tiêu tạo các cơ hội đầu tư tư nhân toàn diện và bền vững thông qua thúc đẩy phương thức kinh doanh minh bạch, có thể dự đoán được, thuận tiện và chi phí thấp hơn cho cả phụ nữ và nam giới ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, chương trình này còn cải cách pháp lý và chính sách, thúc đẩy các thực tiễn kinh doanh bao trùm và bền vững, tăng cường hoạt động ngân hàng phục vụ các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo và các giải pháp thân thiện với khí hậu sẽ là những lĩnh vực ưu tiên của chương trình này. Sáu dự án đầu tiên trị giá 5,7 triệu AUD (3,8 triệu USD) đã được phê duyệt để triển khai.
“Mối quan hệ đối tác giữa Australia và IFC là sự kết hợp một cách tự nhiên xuất phát từ mong muốn chung và mạnh mẽ của chúng tôi được chứng kiến khu vực tư nhân của Việt Nam không ngừng phát triển. Khuyến khích tăng trưởng xanh, giàu khả năng thích ứng và bao trùm là trọng tâm của quan hệ đối tác này,” Đại sứ Australia tại Việt Nam, ông Andrew Goledzinowski cho biết.
Ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết: “Do đại dịch COVID-19 và các cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực toàn cầu đã làm cạn kiệt nguồn lực công, khu vực tư nhân có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi của đất nước sang mô hình tăng trưởng các-bon thấp với điều kiện có các chính sách và môi trường phù hợp”.
Nhóm Ngân hàng Thế giới ước tính Việt Nam – một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước biến đổi khí hậu – cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP/năm, tương đương với 368 tỷ USD, tính theo giá trị hiện tại, từ nay đến năm 2040 để thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Một nửa số vốn này, tương đương 184 tỷ USD, được trông đợi sẽ đến từ khu vực tư nhân.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy