Hãng tin CNBC đưa tin, sự tăng trưởng đang trên đà chậm lại ở một số nền kinh tế lớn trên thế giới, và quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cảnh báo rằng tâm lý nhà đầu tư có thể tạo ra một "sự đảo chiều đột ngột" cho một tình trạng tồi tệ hơn.
IMF đặt trụ sở chính ở Washington, D.C.
"Mặc dù vẫn ủng hộ tăng trưởng, các điều kiện tài chính toàn cầu đang có xu hướng thắt chặt", IMF cho biết trong một báo cáo mới nhất về kinh tế khu vực Trung Đông và Trung Á, phát hành hôm nay 13/11.
Bản báo cáo được công bố hàng năm và đưa ra một cái nhìn tổng quan về sự phát triển kinh tế thế giới gần đây cũng như triển vọng và các vấn đề chính sách trong trung hạn.
"Sự phát triển ngày càng tồi tệ hơn, hoặc là việc thắt chặt các chính sách tiền tệ diễn ra nhanh hơn dự đoán trong các nền kinh tế tiên tiến, sẽ làm tăng nguy cơ đảo ngược đột ngột trong sự thèm ăn rủi ro toàn cầu."
-Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
"Điều kiện toàn cầu đang thay đổi theo các chỉ số rủi ro", Jihad Azour, giám đốc phụ trách khu vực Trung Đông và Trung Á tại IMF đã phát biểu với chương trình "Kết nối vốn" ("Capital Connection") của CNBC.
"Mặc dù chúng ta vẫn đang tận hưởng một mức tăng trưởng cao, sự tăng trưởng đó đang lui về trạng thái bình ổn", ông nói thêm.
IMF cho biết lãi suất cơ bản của Mỹ tăng cao hơn, đồng USD mạnh hơn và sự biến động đang gia tăng của thị trường tài chính có thể gây áp lực với một số thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
"Sự phát triển ngày càng tồi tệ hơn, hoặc là việc thắt chặt các chính sách tiền tệ diễn ra nhanh hơn dự đoán trong các nền kinh tế tiên tiến, sẽ làm tăng nguy cơ đảo ngược đột ngột trong sự thèm ăn rủi ro toàn cầu", báo cáo viết.
Một số nền kinh tế lớn đang tăng trưởng trì trệ
IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu trong giai đoạn 2018-2019 vẫn giữ ổn định ở mức 3,7% như năm 2017, nhưng triển vọng tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn đã có dấu hiệu đuối sức.
Tại Hoa Kỳ, trong khi triển vọng tăng trưởng GDP thực tế cho năm 2018 có thể vẫn duy trì ở mức 2,9%, dự báo cho năm 2019 đã được điều chỉnh giảm xuống còn 2,5% do tác động tiêu cực từ các biện pháp thương mại đã được công bố gần đây. Mỹ đã bước vào một cuộc tranh chấp thuế quan nghiêm trọng với Trung Quốc, và hiện vẫn chưa rõ xung đột đó sẽ kéo dài bao lâu.
IMF cũng cho rằng triển vọng cho các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển cũng không khả quan hơn, điều đó phản ánh những sa sút trong việc sửa đổi đối với một số nền kinh tế, điều kiện tài chính chặt chẽ hơn, đồng thời căng thẳng địa chính trị và giá dầu tăng cao hơn.
"GDP thực tế ở khu vực châu Âu sẽ giảm xuống còn 1,9% vào năm 2019, so với 2,9% vào năm 2018. Tăng trưởng cũng sẽ ở mức trung bình tại Vương quốc Anh, sau những bất ngờ làm kìm hãm hoạt động kinh tế từ đầu năm 2018", IMF nhận định.
IMF đã đổ lỗi cho các biện pháp thương mại gần đây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khiến cho tăng trưởng ở Trung Quốc dự kiến giảm sút, hiện dự báo ở mức 6,2% trong năm 2019 và 6,6% vào năm 2018.
Lạc quan với tình hình khu vực Trung Đông
Mặc dù giá dầu sụt giảm gần đây, IMF vẫn rất lạc quan về tăng trưởng kinh tế tại Trung Đông, tuy nhiên vẫn cảnh báo về nhiều vấn đề bất ổn tiềm ẩn trong khu vực.
"Giá dầu đã tăng hơn 60% trong hai năm, và mức độ mà chúng ta đang thấy ngày hôm nay là tương đương với những gì xảy ra vào năm 2015", ông Azour nói.
Theo đó, IMF dự báo rằng các nhà xuất khẩu dầu ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Afghanistan và Pakistan - được gọi là MENAP - sẽ có những cải thiện rõ rệt trong cân đối cán cân tài khoản vãng lai và tài khóa trong giai đoạn 2018- 2019.
"Hoạt động kinh tế ở các nước xuất khẩu dầu MENAP dự kiến sẽ tăng trưởng tích cực trong năm 2018 và năm tiếp theo. Tăng trưởng GDP thực tế được dự báo là 1,4% vào năm 2018 và 2% vào năm 2019, tăng từ 1,2% so với mức năm 2017", báo cáo của IMF cho biết.
Trong khi đó, IMF cũng nhận định thêm "Tăng trưởng của các nước nhập khẩu dầu MENAP được cho sẽ tiếp tục ở mức khiêm tốn vào năm 2018 và tăng nhẹ trong trung hạn. Tăng trưởng khu vực dự kiến đạt 4,5% vào năm 2018, tăng từ 4,1% so với năm 2017, trước khi điều chỉnh 4% vào năm 2019".
Hải Yến/Theo CNBC
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy