Theo báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sau khi phục hồi mạnh mẽ 6,5% vào năm 2021, tăng trưởng ở châu Á- Thái Bình Dương dự báo giảm xuống còn 4% vào năm 2022 trong bối cảnh môi trường toàn cầu bất ổn và sẽ tăng lên 4,3% vào năm 2023. Lạm phát đã tăng cao hơn hầu hết các mục tiêu mà Ngân hàng trung ương các nước đề ra, nhưng dự báo đạt đỉnh vào cuối năm 2022.
Krishna Srinivasan, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á và Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ảnh: IMF
Giám đốc Vụ châu Á- Thái Bình Dương của IMF, Krishna Srinivasan cho biết, tăng trưởng kinh tế châu Á bị ảnh hưởng do tình trạng suy giảm kinh tế của Trung Quốc sau thời gian dài phong tỏa chống dịch COVID-19 và khủng hoảng bất động sản.
Theo ông Krishna Srinivasan: “Cần phải thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ để đảm bảo rằng lạm phát quay trở lại mục tiêu và lạm phát vẫn được kiểm soát. “Hy vọng những hạn chế liên quan đến dịch Covid-19 ở Trung Quốc sẽ dần được dỡ bỏ vào năm 2023. Tuy nhiên khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc sẽ mất nhiều thời gian để giải quyết”.
Theo IMF, trong khi lạm phát ở châu Á vẫn ở mức thấp hơn so với các khu vực khác, hầu hết các Ngân hàng trung ương vẫn phải tiếp tục tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát./.
Tác giả: Trần Nga
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy