Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)
Sự tác động của biến thể Omicron là nguyên nhân cản đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc trong năm 2022.
Đây là nhận định được đưa ra trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố ngày 25/1.
Trong báo cáo, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2022 xuống mức 4,4%, thấp hơn 0,5% so với dự báo công bố tháng 10 năm ngoái.
Theo IMF, yếu tố dẫn tới sự sụt giảm này là do đợt bùng phát dịch mới đây của biến thể Omicron, cho dù giới chuyên gia dự báo số ca mắc mới do biến thể này có thể giảm dần bắt đầu từ quý 2/2022.
Báo cáo nhấn mạnh kinh tế thế giới bước sang năm 2022 với tốc độ tăng trưởng yếu hơn so với kỳ vọng và sự xuất hiện của biến thể Omicron vào cuối tháng 11 năm ngoái đe dọa làm chậm lại đà hồi phục yếu ớt hiện nay.
Trong khi đó, giá năng lượng tăng cao và chuỗi cung ứng bị gián đoạn đã khiến lạm phát tăng trên phạm vị rộng hơn và trong thời gian dài hơn so với dự báo, đặc biệt là tại Mỹ.
Trong báo cáo hằng quý trên, IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng của hầu hết các quốc gia trên thế giới, trừ Ấn Độ. Mỹ và Trung Quốc ghi nhận sự sụt giảm mạnh nhất.
Theo IMF, ảnh hưởng lớn nhất đối với triển vọng kinh tế toàn cầu là tốc độ tăng trưởng của Mỹ và Trung Quốc chậm lại, mà nguyên nhân của sự sụt giảm này đến từ nhiều yếu tố.
IMF dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ chỉ ở mức 4% trong năm nay, thấp hơn 1,2% so với mức dự báo trước đó.
Kế hoạch chi tiêu xã hội khổng lồ của Tổng thống Joe Biden bị "kẹt" tại Quốc hội, cùng với chuỗi cung ứng bị gián đoạn sẽ tác động phần nào đến tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Trong khi đó, IMF chỉ rõ các biện pháp phong tỏa mới đây tại Trung Quốc đã khiến sức tiêu dùng cá nhân giảm và những thách thức trong lĩnh vực bất động sản đã khiến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này giảm 0,8%, xuống còn 4,8% trong năm 2022.
Theo IMF, tình trạng gián đoạn liên quan đến chính sách "Zero COVID" và cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản là những yếu tố khiến tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chững lại.
Ngoài Mỹ và Trung Quốc, IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn khác như Đức giảm 0,8%. Brazil và Mexico cùng mức giảm 1,2%.
Tuy nhiên, IMF lại có đánh giá lạc quan đối với kinh tế Ấn Độ khi dự báo tốc độ tăng trưởng nước này tăng 0,5%, lên mức 9% trong năm 2022.
Nhật Bản chi ghi nhận tố độ tăng trưởng vừa phải, ở mức 3,3%. Báo cáo của IMF cũng đánh giá triển vọng kinh tế thế giới năm 2023 tích cực, nhưng chưa đủ để bù đắp cho sự sụt giảm trong năm 2022. Tăng trưởng toàn cầu của cả năm 2022 và 2023 dự kiến thấp hơn 0,3% so với dự báo trước đó.
Tác giả: Thanh Hương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy