Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif. (Nguồn: sentinelassam)
Ngày 20/1, Iran thông báo sẽ xem xét rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) nếu tranh chấp liên quan tới chương trình hạt nhân của quốc gia này bị đưa ra Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Hồi tuần trước, Anh, Pháp và Đức đã kích hoạt quy trình giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015 giữa Iran và nhóm P5+1 (Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) vì cho rằng Tehran đã vi phạm thỏa thuận.
Nếu không được giải quyết trước ủy ban chung, vấn đề sẽ được tiếp tục đưa lên một ban cố vấn và cuối cùng có thể lên tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, dẫn tới việc tái áp đặt các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc với Tehran.
Iran cáo buộc các quốc gia châu Âu không có động thái gì trước việc Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Tehran.
Trang web chính thức của Quốc hội Iran dẫn lời Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif cho rằng động thái mới của các nước châu Âu "không có căn cứ pháp lý" và nếu các bên này tiếp tục tiến xa hơn, Iran sẽ xem xét rút khỏi NPT.
Ngoại trưởng Iran cũng khẳng định quốc gia này đã dừng các bước nhằm thu hẹp cam kết cần tuân thủ trong thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015.
Nếu các quốc gia châu Âu trở lại tuân thủ các cam kết, Iran cũng sẽ ngừng việc thu hẹp các cam kết tuân thủ. Ngược lại, nếu các nước này tiếp tục có động thái như thời gian qua, Iran sẽ có những lựa chọn khác.
Ông Zarif nêu rõ trong 3 lá thư gửi hồi năm 2018, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã cảnh báo cựu Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini về những hậu quả tương tự. Nội dung thư nêu rõ nếu vấn đề bị đưa ra đến Hội đồng Bảo an thì Iran sẽ cân nhắc rút khỏi NPT sau khi xem xét các phương án khác.
Theo thỏa thuận hạt nhân Iran, có tên gọi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), Iran chấp thuận hạn chế chương trình hạt nhân mà phương Tây lo ngại có thể sẽ dẫn tới việc phát triển bom hạt nhân. Đổi lại, các quốc gia phương Tây đồng ý gỡ bỏ mọi biện pháp trừng phạt nhằm vào Tehran.
Tuy nhiên, thỏa thuận dần suy yếu sau khi Mỹ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran từ tháng 5/2018.
Một năm sau, Tehran liên tục thực hiện các bước đi "thu hẹp" cam kết cần tuân thủ trong thỏa thuận, cụ thể là sẽ tăng mức độ làm giàu urani.
Đầu năm 2020, căng thẳng Mỹ-Iran tiếp tục leo thang sau vụ Mỹ không kích sân bay quốc tế Baghdad khiến một Tư lệnh cao cấp của Iran Qasem Soleimani thiệt mạng.
Tehran ngay sau đó đã đáp trả bằng cuộc tập kích tên lửa vào hai căn cứ có binh lính Mỹ và liên quân quốc tế đồn trú tại Iraq.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy