IPP Aircargo có số vốn điều lệ 300 tỷ đồng do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch HĐQT xin được cấp Giấy phép Kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hóa với số lượng tàu bay khai thác năm đầu tiên là 5 tàu bay, tăng dần đến năm thứ 5 khai thác 10 tàu bay. Chủng loại tàu bay sẽ đưa vào khai thác là B737/B777/A330 và các loại tàu bay tương đương.
Theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn, tổng đầu tư chi phí cho đội bay lên tới hơn 4 tỷ USD. Riêng trong năm 2022 -2023, công ty sẽ thuê 4 máy bay B737 800BCF, đến năm 2024 – 2025, đã đặt mua 10 máy bay B777Freigter thân rộng.
Mạng đường bay nội địa mà IPP Air Cargo kết nối trung tâm sản xuất như Cần Thơ, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Tây Nguyên (Lâm Đồng, Pleiku), Hải Phòng, Quảng Ninh... với trung tâm trung chuyển hàng hóa Hà Nội, TP.HCM để kết nối quốc tế khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, châu Âu. IPP Air Cargo dự kiến sẽ khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên vào đầu tháng 8/2022.
Vào cuối tháng 2/2022, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã nhận được báo cáo thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hóa cho IPP Air Cargo của Cục Hàng không Việt Nam.
Hiện có 5 hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - bao gồm VASCO, Vietjet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways và Vietravel Airlines) khai thác vận chuyển hàng hoá kết hợp trên chuyến bay chuyên chở hành khách và chưa có hãng hàng không chuyên vận chuyển hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng.
Trong khi đó, tại thời điểm hiện tại, thị trường hàng hoá quốc tế của hàng không Việt Nam đang có 29 hãng hàng không nước ngoài khai thác tàu bay chuyên chở hàng hóa từ 16 quốc gia, vùng lãnh thổ đến Việt Nam.
Chiếc máy bay đầu tiên của IPP Aircargo đang được chuẩn bị xuất xưởng.
Ngoài ra, thời gian qua, do số lượng các chuyến bay chuyên chở hành khách kết hợp hàng hoá giảm mạnh, trong khi nhu cầu vận chuyển tăng cao nên giá cước vận chuyển hàng hóa quốc tế đã tăng vọt từ 3-4 lần, thậm chí từng thời điểm, từng thị trường, giá cước tăng 5-6 lần so với trước dịch Covid-19.
Được biết, cố vấn cấp cao IPP Air Cargo là ông Winkerbauer Lars, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành vận tải hàng không và hậu cần chuyển phát nhanh. Đồng thời ông từng là thành viên hội đồng quản trị ban Tổng giám đốc điều hành của Blue Dart, Polar Air Cargo (Cty Liên doanh của DHL) và các công ty chuyên biệt vận chuyển khác.
Khi nhìn thấy những cơ hội lớn ở Việt Nam, ông quyết định tham gia cùng IPPG với vai trò cố vấn cấp cao, xây dựng hãng hàng không vận chuyển hàng hóa IPP Air Cargo.
“Việc xây dựng một hệ thống giao thông tích hợp như vậy cần nhiều thời gian và cần có sự hỗ trợ từ tất cả các cấp chính quyền, bao gồm cả cơ quan hải quan và nhiều cơ quan ban ngành khác. Việc này không dễ, nhưng cũng không phải là không thể như đã thấy ở các nước khác
Khi tập trung hoàn toàn vào vận chuyển hàng hóa sẽ cho phép IPP Air Cargo cung cấp các dịch vụ cho những hàng hoá đặc biệt, có giá trị chỉ vận chuyển bằng máy bay và theo nhu cầu phát triển ecommerce như vũ bão ở Việt Nam.
“Máy bay chở hàng và vận tải hàng không sẽ là nơi giải quyết mọi vấn đề về thời gian cho các công ty kinh doanh điện tử, cạnh tranh đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng theo đúng cam kết nhất ”, ông Winkerbauer Lars nói.
Tác giả: Anh Hoa
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy