Mới đây, tại Hội nghị G20, chiều này 29/6, ở Osaka (Nhật Bản), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp lãnh đạo Tập đoàn JXTG, Marubeni, Ngân hàng J.Trust. Đây là những doanh nghiệp Nhật Bản đã và sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.
Thủ tướng tiếp ông Nobiru Adachi, Chủ tịch Ngân hàng J.Trust. (Ảnh VGP/Quang Hiếu)
Tiếp ông Nobiru Adachi, Chủ tịch Ngân hàng J.Trust, một ngân hàng lớn của Nhật Bản hoạt động tại nhiều quốc gia, Thủ tướng đánh giá cao kinh nghiệm, năng lực tài chính của J.Trust trong việc tái cấu trúc, khôi phục hoạt động của các tổ chức ngân hàng, tài chính yếu kém, gặp khó khăn về tài chính tại một số nước trong khu vực và cho biết, Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh, tái cấu trúc, lành mạnh hóa hoạt động của hệ thống tài chính - ngân hàng.
Đánh giá cao việc J.Trust muốn tham gia vào quá trình tái cơ cấu ngân hàng tại Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ, quá trình tham gia phải phù hợp với các quy định pháp luật của Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị J. Trust khẩn trương phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tiến hành các công việc cần thiết, đồng thời nhấn mạnh, các đối tác tham gia vào quá trình tái cơ cấu các ngân hàng tại Việt Nam phải là những ngân hàng có tiềm lực tài chính, trình độ quản trị hiện đại, có phương án tái cấu trúc rõ ràng.
Thủ tướng cũng hoan nghênh việc J.Trust mong muốn là cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam và cho biết, Việt Nam đang phấn đấu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 và đây cũng là cơ hội cho các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam.
Chủ tịch Ngân hàng J.Trust, ông Nobiru Adachi cho biết, trọng tâm của Ngân hàng là hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản đầu tư ra các nước. Tập đoàn mong muốn trở thành cầu nối đưa nhiều hơn doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào Việt Nam, bởi hiện các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất. Hiện Tập đoàn đang quan tâm đến thị trường tài chính, ngân hàng Việt Nam, mong muốn mang kinh nghiệm, thế mạnh tốt nhất của J. Trust để tham gia vào quá trình tái cơ cấu các ngân hàng tại Việt Nam.
Tại cuộc gặp, ông Nobiru Adachi cũng muốn tham gia mua lại ngân hàng của Việt Nam, cụ thể là của Ngân hàng Xây dựng (CBBank). Đồng thời, ngân hàng này cũng muốn tham gia vào quá trình tái cơ cấu ngân hàng tại Việt Nam
Thực tế, trong tháng 3/2019, tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, phía Ngân hàng J. Trust cũng tỏ rõ ý muốn Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện trong việc đàm phán, mua lại CBBank.
Hiện, trong ngành ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng MUFG của Nhật Bản cũng sở hữu vốn hơn 19,73%, là cổ đông lớn thứ 2 tại VietinBank sau Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với 64,46%. Mới đây, có thông tin MUFG muốn nâng vốn tại VietinBank lên 50%.
Trong hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) có 3 ngân hàng yếu kém đã bị mua lại toàn bộ cổ phần giá 0 đồng là Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank), Ngân hàng Xây dựng (CBBank) và Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank).
Sau khi mua lại, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chuyển đổi thành ngân hàng TNHH 100% vốn nhà nước, cử người của Vietcombank và VietinBank vào hỗ trợ.
Với Ngân hàng Xây dựng, ngoài J. Trust đề cập đến chuyện mua thì cũng có một đối thủ khác là Tập đoàn Clermont (Singapore). Tuy nhiên, J. Trust hiện được ưu ái hơn trong việc mua lại và cơ cấu lại CBBank.
Khánh Linh (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy