Các khu công nghiệp trên cả nước đều có sự tăng trưởng về lượng tìm kiếm. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đến nay cả nước mới có 513 dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân với số lượng hơn 16 triệu mét vuông sàn; trong đó, 249 dự án đã hoàn thành với quy mô xây dựng hơn 5,2 triệu m2 sàn, đạt tỷ lệ hơn 40% kế hoạch.
264 dự án còn lại đang tiếp tục triển khai với quy mô xây dựng khoảng gần 11 triệu mét vuông sàn nhà ở.
Bộ Xây dựng cũng thừa nhận việc phát triển nhà ở cho công nhân chưa đạt mục tiêu Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và nguyên nhân chính là thiếu vốn. Tính đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội mới được phân bổ hơn 2.100 tỷ đồng trong tổng số 9.000 tỷ đồng (mới đáp ứng được 24% nhu cầu vốn đến năm 2020).
Các tổ chức tín dụng được Nhà nước chỉ định (4 ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định để thực hiện hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội) cũng chưa được bố trí nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho vay nhà ở xã hội; chưa có quy chế sử dụng nguồn tiền thu được từ 20% quỹ đất trong các dự án khu đô thị, dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà xã hội.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa quan tâm đến phát triển nhà ở xã hội, chưa đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo quy định; chưa thực hiện nghiêm quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội.
Phía Bộ Xây dựng cũng chỉ ra thực trạng hầu hết doanh nghiệp chưa quan tâm, tích cực tham gia đầu tư nhà ở xã hội do các chính sách ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội đã ban hành chưa đủ hấp dẫn; các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp chưa quan tâm đến nhà ở cho công nhân, người lao động của mình thông qua việc mua, thuê nhà ở, xây dựng nhà ở xã hội để cho công nhân thuê.
Trong khi đó, công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp còn hạn chế về kinh tế; tâm lý đa số vẫn muốn mua nhà ở xã hội, không muốn thuê.
Trước thực tế trên, đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng cho rằng để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp, cần hoàn thiện thể chế bằng cách xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt một số văn bản pháp luật tạo cơ chế thông thoáng hơn, cũng như tạo nguồn lực thực hiện chính sách nhà ở cho công nhân.
Các bộ, ngành liên quan cần báo cáo, sớm bố trí vốn phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025. Các địa phương thực hiện nghiêm quy định về bố trí quỹ đất 20% để phát triển nhà ở xã hội theo quy định.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch Đầu tư nghiên cứu, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ sung nguồn vốn cho các ngân hàng để cho vay, đặc biệt là nguồn vốn để cấp bù lãi xuất cho 4 Ngân hàng thương mại đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định để cho doanh nghiệp và người dân vay; bổ sung các Chương trình hỗ trợ nhà ở xã hội vào danh mục được ưu tiên sử dụng vốn ngân sách đầu tư công trung hạn để có cơ sở bố trí vốn ngân sách nhà nước cho các chương trình nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở./.
Tác giả: Hùng Võ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy