Thị trường chứng khoán trong nước mở cửa phiên cuối tuần tiếp tục chìm trong tâm lý bi quan, bên bán vẫn quyết liệt bán trong khi bên mua thiếu động lực do không còn nhiều thông tin tích cực hỗ trợ dòng tiền.
Áp lực bán ngày một dâng cao và đẩy VN-Index có lúc thủng ngưỡng hỗ trợ cứng 1.100 điểm vào lúc 13h40. Tuy nhiên việc xuyên thủng hỗ trợ đã kích hoạt lực mua lớn xuất hiện, thị trường lại có pha "quay xe" bất ngờ để tiến thẳng lên vùng tăng giá.
VN-Index kết phiên tăng ngược 6,04 điểm (0,54%) lên mức 1.132,11 điểm. Như vậy chỉ số tăng ngược gần 33 điểm so với lúc thấp nhất trong một giờ giao dịch cuối cùng và đã kết thúc chuỗi lao dốc 5 phiên trước đó.
Pha đảo chiều trong những phút cuối cũng xuất hiện trên sàn niêm yết HNX khi chỉ số quay ngược vào sắc xanh tăng 0,84 điểm (0,34%) lên 250,25 điểm. UPCoM-Inde dù cố gắng đảo chiều nhưng chưa thể lấy được sắc xanh, giảm nhẹ 0,31% về 84,96 điểm.
VN-Index lại đảo chiều bất ngờ về cuối ngày 30/9. Đồ thị: TradingView.
Công lớn trong việc kéo ngược chỉ số đến từ nhóm vốn hóa lớn, trong đó riêng rổ VN30 đảo chiều tăng 4,57 điểm (0,4%) với việc có 15 mã trở lại trong sắc xanh, 5 mã đi ngang và chỉ 10 mã vẫn còn giảm giá nhưng mức độ rơi đã được hạn chế.
Đóng góp lớn nhất vào chỉ số tiếp tục đến từ cổ phiếu ngành khí GAS khi tăng tiếp 4,8% trong phiên cuối tháng để đóng cửa ở mức 110.000 đồng. Nhiều mã trụ cột cũng tăng mạnh như BCM, FPT, CTG, BID hay DGC.
Trong đó có một số mã nóng như BCM của Becamex và DGC của Đức Giang từ phiên sàn hôm qua đã lấy lại tất cả với phiên tăng trần hôm nay. Cổ phiếu HAG cũng trong sắc tím sau thông tin được trả nợ 600 tỷ đồng.
Một số cổ phiếu ngân hàng trở lại mạnh mẽ sau đợt điều chỉnh. Đơn cử như CTG của VietinBank quay ngược tăng giá 2,7% lên 23.200 đồng, BID có được sắc xanh ngay trong phiên đóng cửa ATC, cổ phiếu STB của Sacombank bứt phá đến 4,6% đạt 20.600 đồng.
Top cổ phiếu có tác động lớn nhất. Nguồn: FireAnt.
Ở chiều tác động xấu, VCB của Vietcombank mặc dù cũng có hồi phục trở lại, vẫn ở mức thấp khi giảm 1,1% so với hôm qua về 73.200 đồng, hay EIB của Eximbank sau chuỗi bứt phá đã bị bán sàn trở lại.
Hàng loạt cổ phiếu bất động sản, thủy sản hay sản xuất điện giảm sàn trong lúc bị bán tháo cũng trở lại đầy mạnh mẽ nhưng phần lớn vẫn còn chìm trong sắc đỏ.
Thị trường dù quay xe nhưng vẫn chưa thể đảo ngược toàn bộ. Toàn sàn vẫn còn đến 624 mã giảm giá, so với 391 mã tăng giá và 196 mã đi ngang tại mức tham chiếu.
Thanh khoản thị trường bất ngờ dâng cao về phiên cuối tháng nhờ lực mua nhập cuộc mạnh, với tổng giá trị giao dịch đạt 19.311 tỷ đồng. Trong đó khớp lệnh sàn HoSE tăng 42% so với hôm qua đạt 13.038 tỷ đồng.
Thị trường chuyển biến tích cực có sự đóng góp của khối tự doanh và khối ngoại khi cũng quay ngược xu thế mua ròng lần lượt 29 tỷ và 160 tỷ đồng. Nước ngoài mua ròng mạnh các mã midcap như DGC, KBC và DPM.
Tác giả: Huy Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy