Theo đó, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao các kết quả hoạt động tích cực của Kiểm toán Nhà nước trong 8 tháng qua dù phải triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh đầy khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 và giai đoạn chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ, có sự thay đổi về nhân sự Tổng Kiểm toán nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện ngay việc xây dựng Đề án hoàn thiện tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm toán Nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sớm xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030 (giai đoạn 2021-2030), đặt trong bối cảnh triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương về tổ chức bộ máy, biên chế, các Nghị quyết có liên quan của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận và đánh giá cao các kết quả hoạt động tích cực của Kiểm toán Nhà nước trong 8 tháng qua.
Bám sát các nhiệm vụ trong Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; lựa chọn “đúng và trúng” các vấn đề, lĩnh vực cần kiểm toán, góp phần tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế - xã hội và kiến tạo sự phát triển của đất nước; trong đó, quan tâm kiểm toán việc thực hiện 3 chính sách vĩ mô trụ cột về tài khóa, tiền tệ và thương mại.
Tiếp tục phát huy tính tích cực, chủ động tham gia ý kiến để xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; tăng cường kiến nghị về sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các luật gắn với định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Các cơ quan của Quốc hội tiếp tục tăng cường công tác phối hợp với KTNN, sử dụng có hiệu quả hơn các báo cáo của KTNN trong quá trình thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
Các bộ, ngành, cơ quan hữu quan cần phối hợp, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ phục vụ hoạt động kiểm toán; xem xét, trao đổi thống nhất với KTNN về vấn đề truy cập, kết nối, chia sẻ dữ liệu điện tử để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán; trong đó, Văn phòng Quốc hội lưu ý vấn đề này trong quá trình phục vụ triển khai xây dựng Quốc hội điện tử.
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mời KTNN tham dự các cuộc làm việc ngay từ đầu, tạo điều kiện để KTNN thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ trình ý kiến để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
KTNN cần chủ động phối hợp, làm việc, trao đổi với các cơ quan hữu quan, bộ, ngành, địa phương để ban hành Quy chế phối hợp (nếu cần thiết) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động; tuyên truyền, hướng dẫn để các bộ, ngành, địa phương sử dụng hiệu quả hơn các báo cáo kết quả kiểm toán trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
HĐND cấp tỉnh tăng cường sử dụng báo cáo kiểm toán của KTNN trong quá trình xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định. Trường hợp KTNN thấy có vướng mắc thì báo cáo, đề xuất giải pháp để Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý trong quá trình xem xét hướng dẫn, giám sát hoạt động của HĐND.
Về việc cho phép tiếp tục thực hiện chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức của KTNN, duy trì cơ chế trích 5% số tiền tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước do KTNN phát hiện, kiến nghị để sử dụng theo Nghị quyết số 325/2016/UBTVQH14 ngày 29.12.2016, KTNN nghiên cứu, có đề án, tờ trình, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định, trên cơ sở bảo đảm tuân thủ Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 21.5.2018 của Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII và có tính đến yếu tố đặc thù nghề nghiệp của kiểm toán viên.
KTNN phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ xem xét việc cho phép KTNN được chuyển tiếp để sử dụng số kinh phí còn lại khi thực hiện cơ chế trích 5% trước đây sang các năm tiếp theo, phù hợp với yêu cầu của Quốc hội tại Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 129/2020/QH14 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021./.
Tác giả: Lê Tuyết
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy