Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với hàng loạt thách thức từ kinh tế đến cạnh tranh địa chính trị, nước chủ nhà Indonesia kêu gọi tinh thần hợp tác và đoàn kết của các nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang được kỳ vọng sẽ đưa ra những giải pháp để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế toàn cầu hậu đại dịch.
Khai mạc G20 ở Indonesia.
Hội nghị thượng đỉnh hôm nay bàn về các chương trình nghị sự ưu tiên của nước chủ nhà Indonesia xoay quanh ba trụ cột phục hồi kinh tế vĩ mô sau đại dịch bao gồm an ninh lương thực và năng lượng cũng như vấn đề y tế.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thống Indonesia Widodo khẳng định, thế giới đang phải đối mặt với các thách thức chưa từng có, với các cuộc khủng hoảng nối tiếp khủng hoảng, tác động rõ nhất đối với vấn đề an ninh lương thực và năng lượng.
Tổng thống Widodo cho rằng các cuộc xung đột và chiến tranh cần chấm dứt nếu không thế giới sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong việc tiến lên phía trước. Với tư cách là nước chủ tịch G20, Indonesia đã cố gắng hết sức có thể để làm cầu nối thu hẹp các khác biệt, đồng thời kêu gọi các nước thành viên khác thể hiện thành ý, đoàn kết ít nhất là trong vấn đề kinh tế: "Chúng ta không có lựa chọn nào khác, hợp tác là cần thiết để cứu thế giới. G20 không chỉ có trách nhiệm đối với người dân của chúng ta mà còn với người dân thế giới. Thế giới không được chia rẽ và chúng ta không để thế giới rơi vào một cuộc chiến tranh Lạnh khác".
Tổng thống Indonesia một lần nữa khẳng định, thế giới đang kỳ vọng và chờ đợi vào những quyết định quan trọng của G20 và G20 không được thất bại.
Ngay sau phiên khai mạc, Hội nghị hôm nay tập trung vào 2 chủ đề chính là an ninh lương thực và năng lượng cùng vấn đề y tế.
Đảm nhận chức Chủ tịch G20 năm nay là thách thức nhất từ trước đến nay của Indonesia do những cạnh tranh địa chính trị, kinh tế và các vấn đề khác. Không thiếu các cam kết và hành động cụ thể thực hiện hóa các nội dung ưu tiên của nước Chủ tịch như đề xuất của Nhật Bản giúp các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng thiếu lương thực và năng lượng, kế hoạch của Mỹ nhằm huy động 600 tỷ USD tài trợ các nước có thu nhập thấp và trung bình hay lễ ra mắt một Quỹ đối phó với các đại dịch tương lai, hiện đã nhận được đóng góp 1,4 tỷ đôla Mỹ, được đánh giá là một trong những thành công của G20 năm nay.
Tuy nhiên rõ ràng dư luận quốc tế đang chờ đợi một kết quả thực sự, dưới hình thức các văn kiện cụ thể tại hội nghị để giải quyết các thách thức chung toàn cầu hiện nay. Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết các nước thành viên G20 đang nỗ lực để đảm bảo G20 không chỉ đưa ra các tuyên bố quan trọng và rõ ràng về tất cả các vấn đề ảnh hưởng đến thế giới, mà còn cả các vấn đề hòa bình cũng như cuộc xung đột Ukraine. Đó là những thách thức không nhỏ tại hội nghị lần này, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các nước thành viên./.
Tác giả: Phạm Hà - Võ Giang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy