Dòng sự kiện:
Khaisilk, Diệp Bạch Dương bị 'bêu' tên chây ì nộp thuế
21/04/2019 15:11:43
Khaisilk, Diệp Bạch Dương, bất động sản Thành Ngân, CTCP đầu tư xây dựng số 8... là một trong 1.700 doanh nghiệp vừa được Cục Thuế TP HCM 'bêu' tên chây ì nợ thuế, với số nợ lên tới hơn 5.000 tỷ đồng.

Cục thuế TP HCM vừa có thông báo số 4850/TB-CT công khai danh sách thông tin các doanh nghiệp nợ tiền thuế kỳ 2/2019.

Trong danh sách này, có nhiều doanh nghiệp nợ khủng tiền thuế chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) như Công ty TNHH bất động sản Thành Ngân nợ hơn 190 tỷ đồng, chi nhánh Công ty TNHH đá xây dựng Bình Dương tại TPHCM nợ hơn 120 tỷ đồng, Công ty CP đầu tư xây dựng số 8 nợ hơn 114 tỷ đồng…

Một "tên tuổi" trong ngành truyền thông là Công ty CP truyền thông đa phương tiện Lasta cũng nợ hơn 35 tỉ đồng.

Đáng chú ý trong danh sách này có tên Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Khải, số 6 Phan Văn Chương, phường Tân Phú, quận 7, đại diện pháp luật là ông Hoàng Khải bị nêu tên trong danh sách nợ thuế với số nợ hơn 5,4 tỷ đồng.

Trao đổi với báo chí, lãnh đạo Chi cục Thuế quận 7 xác nhận đây chính là doanh nghiệp của ông chủ Khaisilk. 

Tuy nhiên, số nợ thuế được công bố chỉ chốt đến thời điểm cuối tháng 2, còn nếu tính đến 31/3, con số này (nợ thuế và tiền chậm nộp của 2 công ty và 1 chi nhánh) lên đến 6,232 tỷ đồng. 

Theo đó, doanh nghiệp tư nhân Hoàng Khải nợ thuế GTGT 4,969 tỷ đồng và tiền chậm nộp 181 triệu đồng. 

Ngoài ra Công ty TNHH Khải Đức (nằm trong nhóm doanh nghiệp của ông Hoàng Khải) cũng nợ thuế GTGT 793 triệu đồng và tiền chậm nộp phát sinh 27 triệu đồng.

"Số thuế nợ trên phát sinh do việc chuyển nhượng lại quyền khai thác lâu đài TajmaSago và nhà hàng Cham Charm cho Tập đoàn Chloe Hospitality hồi cuối năm 2018. 

Đây là khoản thuế chuyển nhượng tài sản nhưng đến nay sau gần nửa năm các doanh nghiệp này vẫn chưa chịu nộp thuế", vị này cho biết. 

Do chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế nên thương vụ chuyển nhượng này vẫn chưa thể hoàn tất giấy tờ. 

Phía cơ quan quản lý đã mời cả hai doanh nghiệp đến làm việc nhưng doanh nghiệp không đến. 

Khaisilk được biết đến là ông hoàng tơ lụa. Tuy nhiên khoảng cuối năm 2017, Khaisilk bị “tố” gắn mác hàng Việt cho sản phẩm Trung Quốc. Ông Hoàng Khải cũng đã thừa nhận “bán 50% lụa 'made in China' trong hệ thống của mình. Hiện, các cửa tiệm nằm trong hệ thống cửa hàng Khaisilk tại TPHCM đều bị đổi chủ hoặc ngừng kinh doanh.

Một “gương mặt thân quen” khác là Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương, do nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp làm người đại diện pháp luật vừa bị khởi tố cách đây không lâu cũng đứng trong top nợ thuế với số tiền 36 tỷ đồng. Đây là lần thứ 3 Công ty Diệp Bạch Dương bị bêu tên trong danh sách này.

Ngoài ra, một cá nhân là bà Võ Thị Ngọc Phượng có số nợ thuế khủng lên tới 129 tỷ đồng cũng bị điểm danh. Theo lãnh đạo Cục thuế TPHCM, bà Phượng đứng tên hộ kinh doanh, chuyên nhập khẩu nhiều mặt hàng thời trang hàng hiệu nhưng kê khai mức giá rất thấp, nên mức thuế đóng cho cả lô hàng chỉ vài chục triệu. Sau khi cơ quan công an bắt lô hàng nhập về của cửa hàng này, hồ sơ truy thu thuế được chuyển qua cơ quan thuế.

Danh sách các doanh nghiệp bị nhắc nhở vì chây ì tiền thuế.

Một “gương mặt thân quen” khác là Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương, do nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp làm người đại diện pháp luật vừa bị khởi tố cách đây không lâu cũng đứng trong top nợ thuế với số tiền 36 tỷ đồng. Đây là lần thứ 3 Công ty Diệp Bạch Dương bị bêu tên trong danh sách này.

Ngoài ra, một cá nhân là bà Võ Thị Ngọc Phượng có số nợ thuế khủng lên tới 129 tỷ đồng cũng bị điểm danh. Theo lãnh đạo Cục thuế TP HCM, bà Phượng đứng tên hộ kinh doanh, chuyên nhập khẩu nhiều mặt hàng thời trang hàng hiệu nhưng kê khai mức giá rất thấp, nên mức thuế đóng cho cả lô hàng chỉ vài chục triệu. Sau khi cơ quan công an bắt lô hàng nhập về của cửa hàng này, hồ sơ truy thu thuế được chuyển qua cơ quan thuế.

Tính đến thời điểm 31/3, Cục Thuế TP HCM đã thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, thu được 2.476 tỷ đồng, tương đương 11,24% trên tổng số nợ tính đến thời điểm 31/12/2018. Trong đó bằng biện pháp quản lý nợ là 1.486 tỷ đồng, bằng biện pháp cưỡng chế nợ thuế là 990 tỷ đồng.

Ông Lê Duy Minh, Phó cục trưởng Cục Thuế TP HCM, cho biết một số DN BĐS phát sinh nợ đọng thuế do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chẳng hạn có một DN sau khi xây dựng xong bệnh viện nhưng do kinh doanh gặp khó khăn đã xin chuyển đổi mục đích đất sang thương mại, DN này phải nộp lại số thuế đã xin hoàn trước đó về đầu tư dự án.

Trong thời gian qua, cơ quan thuế đã sử dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ bằng nhiều biện pháp như ban hành trên 1,9 triệu lượt thông báo nợ thuế và 8.931 quyết định cưỡng chế nợ thuế với số tiền thuế nợ tương ứng 7.065 tỷ đồng, gọi điện thoại, gửi tin nhắn qua SMS, ban hành thông báo tiền thuế nợ, tiền chậm nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định. Đối với biện pháp bêu tên, theo ông Lê Duy Minh khá hiệu quả khi nhiều DN, nhất là DN đang triển khai dự án BĐS, thực hiện đóng thuế ngay sau đó. Từ nay đến giữa năm 2019, cơ quan thuế trên địa bàn phấn đấu thu tối thiểu 97% các khoản tiền thuế nợ của năm 2018 chuyển sang.

Khánh Linh

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến