Đền Phủ Na xin “nước thánh” cầu may
Đền Phủ Na hay còn gọi là Na Sơn Động Phủ, nằm trên địa bàn xã Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, nằm bên dưới chân núi Nưa (nơi danh tướng Triệu Thị Trinh dấy binh đánh tan quân Đông Ngô xâm lược).
Đây là nơi có phong cảnh hữu tình, có khe suối, có rừng thông hàng chục năm tuổi, có căn cứ địa cách mạng trong những năm kháng chiến… làm nên một Phủ Na đẹp như tranh.
Lễ hội đền Phủ Na kéo dài trong suốt tháng 1, tháng 2 và tháng 8 âm lịch hàng năm. Đền thờ nhiều thần thánh nhưng nổi bật là thờ Bà Triệu, công chúa Liễu Hạnh, mẫu Thượng Ngàn…
Nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng nên hàng năm, từ ngày mùng 2 Tết, Phủ Na đã đón hàng vạn du khách đến dâng hương cầu may mắn, bình an, cầu tài, cầu lộc…
Đền Sòng nổi tiếng linh thiêng
Đền Sòng hay còn gọi Sòng Sơn nằm tại phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn là một trong những ngôi đền thờ Mẫu nổi tiếng nhất miền Bắc. Người ta tin rằng đây là nơi Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã hiển thánh.
Lễ hội đền Sòng được tổ chức linh đình hàng năm
Mẫu Liễu Hạnh là một trong “tứ bất tử” của Việt Nam cùng với Thánh Tản Viên (Sơn Tinh), Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng) và Chử Đồng Tử. Mẫu Liễu Hạnh là nữ nhân duy nhất trong “tứ bất tử”. Còn trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, bà được xem là thần chủ.
Lễ hội Đền Sòng thường diễn ra từ ngày mùng 10 đến 26/2 âm lịch hàng năm, trong đó ngày 25 là chính hội, đó là ngày Thánh Mẫu hạ giới. Ngày chính hội diễn ra từ 5 giờ sáng kết thúc vào khoảng 12 giờ trưa, nhưng tất cả mọi việc phải chuẩn bị từ trước đó một tháng.
Được xem là điện thờ Mẫu linh thiêng nhất xứ Thanh nên không chỉ ngày lễ Tết mà cả ngày bình thường cũng có rất nhiều người dân, khách thập phương đến đây lễ Mẫu, cầu bình an, may mắn.
Động Từ Thức - lạc vào cõi tiên
Nói đến động Từ Thức hay còn gọi là động Đồng Bào (xã Nga Điện, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa), nhiều người nghĩ ngay tới chuyện tình cổ tích, ấy là chuyện chàng Từ Thức lạc vào cõi tiên và nên duyên với nàng tiên Giáng Hương.
Động Từ Thức với khung cảnh huyền hoặc
Động Từ Thức là một chuỗi hang động đá vôi tuyệt đẹp với các nhũ đá có nhiều hình thù khác nhau tạo nên khung cảnh vô vùng huyền diệu và kì ảo chẳng khác nào cõi tiên thật.
Mỗi dịp đầu xuân, du khách thập phương đến đây không chỉ để ngắm nhìn cảnh sắc tuyệt đẹp của hang động, mà họ còn tin rằng, thắp hương cầu nguyện ở ngôi đền thờ Từ Thức sẽ được may mắn, cầu được ước thấy.
Leo đỉnh Ngàn Nưa thăm “huyệt đạo thiêng”
Lễ hội phủ Nưa (chùa Am Tiên) diễn ra từ ngày 18 đến 20 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Tại xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn. Trong ngày lễ hội nhân dân các làng dâng mâm sơn trang để tế lễ và tưởng nhớ công đức của các vị tướng, thần đã có công khai phá và gìn giữ vùng đất.
Xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn được hình thành từ một làng quê với tên gọi là Kẻ Nứa. Sở dĩ gọi là Kẻ Nứa vì địa phương có dãy núi Nưa, đây là một dãy núi cao trùng điệp được bắt nguồn từ dải Trường Sơn vươn về phía biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đất đai trên núi phì nhiêu, màu mỡ, cây cối tốt tươi, đặc biệt trong rừng có cây nứa mọc khắp nơi. Vì vậy, nhân dân địa phương quen gọi là núi Nứa.
Trải qua suốt chiều dài lịch sử, vùng đất Kẻ Nứa đã đổi thành nhiều tên gọi khác như: Cổ Na, Cổ Ninh, Cổ Định, Ninh Hòa và xã Tân Ninh ngày nay.
Cứ mỗi dịp xuân về, hàng nghìn du khách lại đổ về Am Tiên để được vãn cảnh, hòa mình vào không khí linh thiêng của đất trởi trên đỉnh Ngàn Nưa với niềm tin rằng, nếu đi vòng quanh huyệt đạo thiêng 9 vòng tròn thì cầu gì sẽ được nấy.
Đề thờ Mai An Tiêm – truyền thuyết về ông tổ nghề trồng dưa hấu
Đây là địa điểm nổi tiếng ở xứ Thanh, mỗi độ xuân về, lượng khách thập phương kéo đến vãn cảnh, dâng hương lại tăng đột biến.
Không gian trầm mặc và hữu tình ở đền thờ Mai An Tiêm
Theo truyền thuyết, Mai An Tiêm- nhân vật huyền sử của nước Văn Lang ở vào cuối thời Hùng Vương, là người có công khai phá, xây dựng vùng đất ven biển Nga Sơn, cũng là người “khai sinh” ra quả dưa hấu đỏ.
Để nhớ ơn Mai An Tiêm, người dân Lạc Việt đã tôn ông là “Bố Cái Dưa Tây”. Hình ảnh Mai An Tiêm và sự tích quả dưa hấu là sức sống mãnh liệt của dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước.
Quần thể di tích Mai An Tiêm là một công trình hoành tráng, vẫn đang tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện nhằm phát huy tiềm năng du lịch địa phương.
Mặc dù lễ hội Mai An Tiêm được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm, thế nhưng ngay từ những ngày đầu xuân, du khách đã rủ nhau đến dâng hương và thưởng ngoạn không gian trầm mặc, cổ kính và khám phá hang động An Tiêm bí ẩn ở nơi này.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy