Dự án Khu đô thị Một Thế Giới – The One World có tổng diện tích hơn 50ha nằm ở thành phố Thuận An (Bình Dương). Ảnh: Huyền Trang/TTXVN
Trong Báo cáo gửi một số Bộ, ngành về việc lấy ý kiến với báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ năm 2023 và 2024, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ.
Trong đó có các giải pháp kịp thời rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý và trong triển khai dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có trái phiếu đáo hạn năm 2024, để các doanh nghiệp hoàn thiện dự án, đưa sản phẩm ra thị trường, khôi phục dòng tiền, qua đó góp phần ổn định thị trường TPDN cũng như tín dụng ngân hàng.
“Thị trường bất động sản có dấu hiệu dần hồi phục nhưng dự báo vẫn chưa hết khó khăn; mặt bằng lãi suất giảm tiềm ẩn khả năng các nhà đầu tư cá nhân với kiến thức tài chính tiếp tục chuyển từ kênh gửi tiết kiệm sang mua TPDN”, đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Bộ Tài chính nhận định: Thị trường TPDN sẽ có những thuận lợi hơn nhưng nhu cầu huy động vốn từ phát hành TPDN riêng lẻ còn phụ thuộc vào khả năng cân đối vốn và nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng huy động vốn từ các kênh khác như: Tín dụng ngân hàng, chào bán trên thị trường chứng khoán hoặc phát hành TPDN ra công chúng và diễn biến kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước.
Tính đến thời điểm cuối năm 2023, dư nợ TPDN khoảng 1 triệu tỷ đồng, do 432 doanh nghiệp phát hành. Trong số đó, tổng giá trị trái phiếu đáo hạn trong năm 2024 là 240,1 nghìn tỷ đồng, thấp hơn khối lượng đáo hạn năm 2023 là 261,6 nghìn tỷ đồng.
Bộ Tài chính đánh giá trái phiếu do tổ chức tín dụng (TCTD) phát hành về cơ bản rủi ro rất thấp, vì việc phát hành tuân thủ theo tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng do Ngân hành Nhà nước (NHNN) giám sát và các TCTD có trái phiếu đến hạn đều hoạt động có lãi; đồng thời hầu hết trái phiếu là do nhà đầu tư tổ chức nắm giữ.
Đối với trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản, dư nợ trái phiếu là 351,4 nghìn tỷ đồng (chiếm 34,8% tổng dư nợ) do 182 doanh nghiệp bất động sản phát hành, trong đó nhà đầu tư tổ chức nắm giữ 58,6%, nhà đầu tư cá nhân nắm giữ 41,4%.
Trong số này, trái phiếu có bảo đảm khoảng 285,2 nghìn tỷ đồng (81,2%), trái phiếu không có bảo đảm khoảng 66,2 nghìn tỷ đồng (18,8%); trong số trái phiếu không có bảo đảm thì nhà đầu tư cá nhân nắm giữ khoảng 74,7%. Khối lượng TPDN bất động sản đáo hạn năm 2024 là 99,6 nghìn tỷ đồng do 92 tổ chức phát hành. Trong đó, trái phiếu có bảo đảm khoảng 91,8 nghìn tỷ đồng (92,2%), trái phiếu không có bảo đảm khoảng 7,7 nghìn tỷ đồng (7,8%).
Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các doanh nghiệp bất động sản) có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy