Thị trường tiếp tục mở cửa trong thế giằng co với sắc đỏ bao phủ tất cả các nhóm ngành, rong đó một số mã cổ phiếu đầu như VNM giảm 1,38%, MSN giảm 2,75% và SAB giảm 0,86%, cả VN-Index cũng giảm hơn 5 điểm, về mức 1.102,06 điểm.
Thị trường càng tiến về giữa phiên càng đi xuống với mức giảm ngày một lớn, trong khi lực cầu tham gia khá yếu, áp lực bán tiếp tục gia tăng về cuối phiên, đã khiến VN-Index lùi dần đều.
Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 23/10, VN-Index giảm 17,5 điểm, tương đương 1,58% xuống 1.090,53 điểm. Toàn sàn có 95 mã tăng, và 367 mã giảm. HNX-Index giảm 1,66 điểm, tương đương 0,73% về 226,79 điểm. UPCoM-Index giảm 0,41 điểm, tương đương 0,48% đạt 85,21 điểm.
Top cổ phiếu tác động đến thị trường chung.
Sang đến phiên chiều, VN-Index tiếp tục lùi sâu và duy trì ở mức dưới 1.100 điểm, dù trước đó thị trường đã rất nỗ lực để leo được đến mốc này, thanh khoản vẫn lẹt đẹt cùng sự bán ròng nhẹ từ phía khối ngoại.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/10, VN-Index giảm 14,5 điểm, tương đương 1,31% về 1.093 điểm. Toàn sàn có 91 mã tăng, 398 mã giảm và 64 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 2,19 điểm, tương đương 0,96% về 226,26 điểm. Toàn sàn có 74 mã tăng, 100 mã giảm và 59 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,35 điểm về 85,27 điểm. Riêng rổ VN30 ghi nhận 27 mã giảm giá.
Mặc dù những phiên trước tăng đồng đều, nhóm cổ phiếu khai khoáng có dấu hiệu quay đầu trong phiên chiều với PVS giảm 1,8%, PVD giảm 1,41%, KSV giảm 2,37%, KSB giảm 1,74%, PVC giảm 1,69%, DHA giảm 1,65%,… toàn nhóm ngành lấy đi 3,54 điểm của thị trường chung.
Kế đến là nhóm chế biến thuỷ sản tiếp tục gây áp lực mạnh tới thị trường với mức điểm giảm mạnh nhất 2,96% khi từ mã lớn VHC, ANV, FMC, IDI đến mã nhỏ ABT, KHS đều giảm xấp xỉ 3%.
Khối ngoại tiếp tục mua ròng bắt đáy.
Tổng giá trị khớp lệnh trong phiên đạt 13.910 tỷ đồng, giảm 16% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE đạt 12.123 tỷ đồng, giảm 15%. Tại nhóm VN30, thanh khoản đạt 5.486 tỷ đồng.
Khối ngoại chia đều phe mua và phe bán với giá trị mua phiên nay chỉ còn 85 tỷ đồng, trong đó khối này giải ngân 1.845 tỷ đồng và bán ra 1.760 tỷ đồng.
Những mã được mua gom mạnh chủ yếu IDC 31 tỷ đồng, FPT 21 tỷ đồng, KBC 21 tỷ đồng, QNS 11 tỷ đồng, KDH 5 tỷ đồng… Ngược lại những mã bị đẩy bán mạnh đơn cử MWG 162 tỷ đồng, VNM 71 tỷ đồng, MSN 69 tỷ đồng, SSI 61 tỷ đồng, VND 52 tỷ đồng,….
Tác giả: Phạm Hồng Nhung
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy