Thị trường chứng khoán trong nước đang có chuỗi hồi phục ấn tượng với dòng tiền bắt đầu gia nhập tốt hơn, trong đó dòng tiền từ khối ngoại là một trong các hỗ trợ cho đà đi lên của chỉ số thời gian gần đây.
VN-Index mở cửa tuần này với phiên đảo chiều tăng 7 điểm nhưng sự hưng phấn nhanh chóng đánh mất trong phiên lao dốc 36 điểm sau đó. Mặc dù gặp thử thách mạnh, VN-Index sau đó vẫn có 3 phiên tăng liên tiếp để chấm dứt chuỗi 6 tuần giảm liên tiếp trước đó.
Tính chung cả tuần, VN-Index tăng tổng cộng 25,94 điểm (2,5%) để kết thúc ở mức 1,061.85 điểm. Trong khi đó, HNX-Index chỉ tăng nhẹ 1,8 điểm (+0.8%) lên 227,89 điểm.
VN-Index có tuần tăng gần 26 điểm để chấm dứt chuỗi 6 tuần giảm trước đó. Đồ thị: TradingView.
Mức tăng điểm trên đã giúp vốn hóa sàn HoSE leo lên mức hơn 4,23 triệu tỷ đồng, tức có thêm 112.000 tỷ đồng (4,5 tỷ USD) sau một tuần. Dù vậy, mức vốn hóa này vẫn thấp hơn rất nhiều so với vùng đỉnh 6,03 triệu tỷ đồng hồi đầu tháng 4.
Thanh khoản thị trường nhìn chung cũng ở mức thấp nhưng độ rộng thị trường đã tích cực hơn với nhiều nhóm ngành phục hồi mạnh từ đáy như hóa chất, thủy sản, bán lẻ, thép, dầu khí, chứng khoán, ngân hàng…
Động lực giúp thị trường hồi phục đến từ tuần mua ròng mạnh nhất kể từ đầu năm của khối ngoại. Theo thống kê, sau khi bán ròng 7 tuần liên tiếp, khối ngoại đã quay lại mua ròng hơn 2.760 tỷ đồng trên toàn thị trường trong tuần vừa qua.
Riêng sàn HoSE, nhà đầu tư nước ngoài đã mua tổng cộng gần 298 triệu các loại chứng khoán với giá trị 7.322 tỷ đồng và ngược lại, bán ra gần 206 triệu chứng khoán có trị giá 4.680 tỷ đồng.
Như vậy, khối ngoại trên sàn niêm yết lớn nhất này đã mua ròng hơn 92 triệu cổ phiếu với giá trị rót ròng 2.642 tỷ đồng. Đây là xu hướng đảo chiều rất mạnh nếu so với mức bán ròng 653 tỷ đồng của tuần trước.
Trên sàn niêm yết HNX, khối ngoại mua ròng tổng cộng gần 205 tỷ đồng, tăng so với mức rót ròng 36 tỷ đồng của tuần trước. Đây cũng là phiên thứ 7 liên tiếp khối ngoại mua ròng trên sàn này.
Trong khi đó, giao dịch khối ngoại trên thị trường UPCoM vẫn diễn biến tiêu cực khi bán ròng cả 5 phiên trong tuần với tổng giá trị 87 tỷ đồng. Tuy vậy, mức độ bán đã giảm so với con số rút ròng 105 tỷ đồng của tuần trước.
Cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất tuần này là DGC của Hóa chất Đức Giang với giá trị 297 tỷ đồng và gần như toàn bộ đều giao dịch bằng phương thức khớp lệnh. Đây là lực kéo quan trọng giúp DGC tăng giá gần 19% trong tuần.
Hai mã HPG của Hòa Phát và VNM của Vinamilk cũng được mua ròng trên 200 tỷ đồng. Động lực từ khối ngoại đẩy cổ phiếu HPG tăng giá hơn 10% và VNM có thêm 6% trong tuần.
Danh sách được nhà đầu tư nước ngoài mua mạnh hơn trăm tỷ kéo dài với 9 mã gồm MSN (179 tỷ), IDC (164 tỷ), SSI (162 tỷ), DPM (160 tỷ), CTG (144 tỷ), DCM (132 tỷ), NLG (113 tỷ), FUEVFVND (106 tỷ), KBC (101 tỷ)...
Ở chiều ngược lại, xu hướng bán của khối ngoại diễn ra không quá mạnh mẽ với các mã nhiều nhất cũng chỉ vài chục tỷ đồng. Lớn nhất là VEA của VEAM Corp bị bán ròng hơn 67 tỷ đồng, toàn bộ trên kênh thỏa thuận.
Chứng chỉ quỹ E1VFVN30 tuần này ghi nhận bán ròng 36 tỷ đồng. Áp lực bán ròng tiếp đến hai cổ phiếu GEX và SAB với giá trị lần lượt là 29 tỷ và 27 tỷ đồng. Hay như BSR, VND, DXG đều bị rút khoảng 24 tỷ đồng trong tuần.
Tác giả: Huy Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy