Thị trường chứng khoán Việt Nam không thể giữ được mốc 1.200 điểm trong phiên 19/3. VN-Index rớt xuống dưới mốc tham chiếu ngay từ đầu phiên và đóng cửa với mức giảm 7 điểm (-0,6%) xuống 1.194 điểm.
Khối ngoại tiếp tục duy trì đà bán ròng mạnh với tổng giá trị 1.119 tỷ đồng trên toàn thị trường trong ngày giao dịch cuối tuần. Phiên 19/3 đánh dấu tròn một tháng nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong tuần qua, nhà đầu tư ngoại rút ròng tổng cộng gần 3.200 tỷ khỏi thị trường, theo Mirae Asset.
Khối ngoại bán ròng liên tục trong một tháng từ phiên 19/2. Ảnh: VNDS.
Trao đổi với Zing, chuyên gia chứng khoán Nguyễn Ngọc Điệp nhấn mạnh thị trường chưa thể sớm bứt phá, vượt xa ngưỡng 1.200 điểm với 2 vấn đề hiện hữu gồm lực bán ròng mạnh của nhà đầu tư nước ngoài và sự cố nghẽn lệnh của HoSE.
Độ rộng thị trường phiên 19/3 nghiêng về bên bán với 251 mã giảm so với 193 mã tăng trên sàn HoSE. Trong danh mục VN30, có đến 20 cổ phiếu giảm giá và chỉ 7 mã tăng.
Các cổ phiếu vốn hóa lớn gây áp lực mạnh nhất khiến VN-Index điều chỉnh gồm VCB (Vietcombank), VJC (Vietjet), VRE (Vincom Retail) cùng giảm 3%, VHM (Vinhomes) và GVR (Cao su Việt Nam) cùng giảm 2%.
Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn tăng giá như HPG (Hòa Phát) tăng 1%, VIC (Vingroup) tăng 2%, EIB (Eximbank) tăng 3%, HVN (Vietnam Airlines) và KBC (Kinh Bắc) tăng 4%.
Các cổ phiếu tác động mạnh nhất lên VN-Index phiên 19/3. Ảnh: VNDS.
Những cổ phiếu bị khối ngoại xả hàng nhiều nhất phiên 19/3 gồm NVL (Novaland), VRE, VHM, POW (PV Power), VNM (Vinamilk), VCB, HPG với giá trị bán hơn 100 tỷ đồng. Trong khi đó, PDR (Phát Đạt), KBC, ACV là các mã được nhà đầu tư ngoại mua ròng nhiều nhất.
Thanh khoản thị trường tăng nhiệt khi giá trị khớp lệnh phiên 19/3 đạt 14.572 tỷ đồng. Hiện tượng nghẽn lệnh tiếp tục tái diễn trong phần lớn thời gian phiên chiều.
Theo MBS, việc hai quỹ ETF cơ cấu danh mục vào phiên 19/3 đã khiến thị trường điều chỉnh. Đồng thời, việc VN-Index vượt mốc 1.200 điểm trước đó cũng đẩy áp lực chốt lời gia tăng.
“Mức dao động của thị trường ở các phiên giảm tương đối hẹp và thanh khoản vẫn giữ ở mức cao là tín hiệu tích cực. Do vậy, khả năng thị trường cũng sẽ có những phiên rung lắc trong các phiên sắp tới. Nếu lực cầu bắt đáy vẫn được duy trì, cơ hội hồi phục sẽ đến sớm”, MBS dự báo.
Chuyên gia của BOS cũng nhận định VN-Index nhiều khả năng sẽ có giai đoạn biến động quanh mốc 1.200 điểm trong các phiên tiếp theo. Lý do là các chỉ báo kỹ thuật đang cho tín hiệu về khả năng giằng co cao của thị trường. Sự suy yếu của dòng tiền khiến thị trường chưa thể bứt phá trong ngắn hạn.
Trong khi đó, Mirae Asset đánh giá xu hướng ngắn hạn của chứng khoán là tích cực và có thể tiếp tục duy trì diễn biến tăng điểm trong tuần sau. Dù VN-Index điều chỉnh nhưng điều quan trọng là thị trường đã chinh phục thành công ngưỡng 1.200 điểm trong phiên 18/3.
Tác giả: Việt Đức
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy