Tuy nhiên, hầu như chỉ có Vicem Hoàng Mai tham dự và trúng thầu.
Sở Tài chính Nghệ An là đơn vị mời thầu và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu mua xi măng cung cấp cho các địa phương trên toàn tỉnh theo Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM. Ảnh: Văn Dũng
"Độc quyền" cung cấp xi măng xây dựng NTM ở Nghệ An
Những năm gần đây, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM (gọi tắt là dự án), tỉnh Nghệ An đã chi hàng ngàn tỷ đồng từ ngân sách để mua xi măng cung cấp cho các địa phương trên toàn tỉnh. Dự án trước đây được thực hiện thông qua chỉ định thầu. Song từ năm 2021 đến nay, dự án này phải thực hiện thông qua đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, và Sở Tài Chính là đơn vị trực tiếp mời thầu, lựa chọn nhà thầu.
Quá trình phân bổ xi măng cho các địa phương trên địa bàn tỉnh, khoảng 2 năm nay Sở Tài Chính tỉnh Nghệ An đã triển khai nhiều đợt lựa chọn nhà thầu. Các gói thầu này có trị giá hàng chục tỷ đồng và được mời thầu công khai, rộng rãi qua mạng. Tuy nhiên, điều bất ngờ ở đây là quá trình mời thầu các gói thầu dự án này rất ít nhà thầu tham gia dự thầu, và chủ yếu chỉ CTCP xi măng Vicem Hoàng Mai (Vicem Hoàng Mai) tham gia dự và trúng thầu với giá giảm thầu "siêu tiết kiệm".
Trên cổng thông tin đấu thầu cho thấy, từ năm 2022 tới nay, Vicem Hoàng Mai đã tham gia 13 gói thấu, trúng 11 gói, trượt 1 gói và 1 gói chưa có kết quả, với tổng giá trị trúng thầu hơn 467,4 tỷ đồng. Trong 11 gói Vicem Hoàng Mai đã trúng có 10 gói do Sở Tài chính Nghệ An mời thầu, với tổng giá trị hơn 419,8 tỷ đồng.
Đơn cử, ngày 16/6, Phó Giám đốc Sở Tài chính Nghệ An Nguyễn Thanh Tùng đã ký 3 quyết định về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 1, gói thầu số 2, và gói thầu số 3 về việc mua xi măng bao PCB 40 xây dựng NTM cho các địa phương thuộc các khu vực trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Cụ thể, gói thầu số 1 là Mua xi măng bao PCB 40 xây dựng NTM cho các địa phương thuộc khu vực phía Bắc Nghệ An, với giá trúng thầu hơn 34,5 tỷ đồng; gói thầu số 2 là Mua xi măng bao PCB 40 xây dựng NTM cho các địa phương thuộc khu vực phía Tây Nghệ An, với giá trúng thầu hơn 52,3 tỷ đồng; gói thầu số 3 là Mua xi măng bao PCB 40 xây dựng NTM cho các địa phương thuộc khu vực phía Nam Nghệ An, với giá trúng thầu hơn 31,4 tỷ đồng. Tất cả các gói thầu trên đều do CTCP Vicem Hoàng Mai trúng thầu.
Trước đó, ngày 19/1, Vicem Hoàng Mai đã trúng gói thầu Mua xi măng bao PCB 40 làm đường giao thông nông thôn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và chính sách đặc thù năm 2022 của tỉnh Nghệ An (đợt 2), với giá trúng thầu hơn 41,2 tỷ đồng.
Trước đó nữa, ngày 28/11/2022, Vicem Hoàng Mai cũng đã trúng 3 gói thầu Mua xi măng bao PCB 40 xây dựng NTM cho các địa phương thuộc khu vực phía Bắc, phía Tây và phía Nam Nghệ An do Sở Tài chính Nghệ An mời thầu, với giá trị trúng thầu lần lượt là hơn 70,9 tỷ đồng, 55,2 tỷ đồng và 28,8 tỷ đồng…
Được biết, tổng giá trị mời thầu 3 gói thầu năm 2023 hơn 118,32 tỷ đồng, để trúng cả 3 gói thầu này Vicem Hoàng Mai chỉ phải giảm giá hơn 4,74 triệu đồng so với giá mời thầu. Và 4 gói thầu năm 2022 có tổng giá trị mời thầu hơn 196,32 tỷ đồng, thì doanh nghiệp này cũng chỉ phải giảm hơn 28,9 triệu đồng để trúng thầu cả 4 gói thầu này.
Trao đổi với Nhadautu.vn về việc Vicem Hoàng Mai liên tục trúng nhiều gói thầu với giá "siêu tiết kiệm" nêu trên, ông Phan Văn Ngôn – Giám đốc Trung tâm hỗ trợ tư vấn tài chính (Sở Tài chính Nghệ An) xác nhận, kể từ khi chương trình này buộc phải đấu thầu rộng rãi công khai trên mạng thì Vicem Hoàng Mai đã trúng 10 gói thầu, với tổng giá trị hơn 419,8 tỷ đồng.
Theo ông Ngôn, giai đoạn đầu mời thầu thì có thêm một vài nhà thầu khác nộp hồ sơ tham gia đấu thầu nhưng do không đáp ứng yêu cầu nên bị loại, sau này chỉ mỗi Vicem Hoàng Mai tham gia dự và trúng thầu.
Thực chất, Vicem Hoàng Mai có năng lực đạt yêu cầu đề ra, chứ không có chuyện ngăn cấm, hạn chế các nhà thầu khác. "Mặc dù, mỗi đợt chúng tôi đã chia nhỏ ra 3 gói thầu khác nhau để mong có nhiều nhà thầu tham gia dự và đấu thầu, cạnh tranh lạnh mạnh hơn nhưng cũng không có ai tham gia, nên chỉ mỗi Vicem Hoàng Mai tham gia dự và trúng thầu", ông Ngôn nói.
Người dân đang làm đường giao thông nông thôn ở huyện Yên Thành (Nghệ An). Ảnh: Văn Dũng
Vicem Hoàng Mai làm ăn ra sao?
Vicem Hoàng Mai là công ty cổ phần được chuyển đổi từ Công ty xi măng Hoàng Mai. Ngày 1/4/2008, Vicem Hoàng Mai chính thức được Sở KH&ĐT Nghệ An cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty có trụ sở chính đóng tại khối 7, phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
Vào tháng 7/2009, Vicem Hoàng Mai niên yết trên sàn giao dịch với mã chứng khoán HNX: HOM. Cổ phiếu của công ty chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội từ ngày 30/11/2020.
Hiện, ông Lê Trung Kiên là người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT công ty này, ông Nguyễn Đình Dũng là Thành viên HĐQT kiêm quyền Tổng Giám đốc.
Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, quý 2/2022, doanh thu thuần của Vicem Hoàng Mai đạt 358,9 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm trước (618,1 tỷ đồng). Doanh thu giảm, giá vốn lại ở mức cao, kết thúc quý 2, công ty này báo lãi hơn 233,5 triệu đồng (quý 2/2021 báo lãi hơn 11,04 tỷ đồng).
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Vicem Hoàng Mai đạt hơn 808,1 tỷ đồng, trong khi lãi sau thuế chỉ nằm ở mức 622,1 triệu đồng, lần lượt giảm 23% và 95% so với cùng kỳ năm trước.
Đồ hoạ: Văn Dũng
Tại ngày 30/6/2022, tổng tài sản của Vicem Hoàng Mai nằm ở mức 1.614,6 tỷ đồng, chiếm chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn hơn 454,7 tỷ đồng, hàng tồn kho hơn 287,1 tỷ đồng, tài sản cố định hơn 483 tỷ đồng…
Bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của doanh nghiệp này hơn 654,01 tỷ đồng và chủ yếu là nợ ngắn hạn hơn 645,4 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu hơn 960,6 tỷ đồng, trong đó, vốn góp của chủ sở hữu hơn 747,6 tỷ đồng; quỹ đầu tư phát triển hơn 215,8 tỷ đồng…
Trong giai đoạn 2019 – 2022, doanh thu thuần của Viccem Hoàng Mai tăng trưởng khá khi đạt 1.652,7 tỷ đồng vào năm 2019, đạt 1.688,9 tỷ đồng năm 2020, trước khi tăng lên 1.838,9 tỷ đồng năm 2021 và đạt đỉnh 2.066,5 tỷ đồng năm 2022. Lợi nhuận sau thuế có biến động mạnh khi năm 2019 công ty này báo lãi hơn 20,5 tỷ đồng, giảm sâu xuống 1,1 tỷ đồng năm 2020 và 1,9 tỷ đồng năm 2021, đạt đỉnh vào năm 2022 ở mức 21,2 tỷ đồng.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy