Ngày 28/6, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành quyết định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối CTCP Xuất Nhập khẩu An Giang (Angimex, HoSE: AGM) vì loạt vi phạm trong quá trình công bố thông tin.
Cụ thể, AGM đã không công bố thông tin cho UBCKNN và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) các tài liệu BCTC kiểm toán 2022 và báo cáo thường niên 2022. Theo quy định, UBCKNN xử phạt AGM số tiền 92.5 triệu đồng.
Bên cạnh đó, AGM đã không đưa nội dung thù lao của Thành viên HĐQT, tiền lương Tổng Giám đốc và người quản lý khác thành mục riêng trong BCTC năm 2021. Do đó, AGM bị phạt 25 triệu đồng.
AGM cũng bị phạt thêm 150 triệu đồng vì báo cáo sai lệch nhiều nội dung, gồm: Lợi nhuận sau thuế giữa BCTC quý 2/2022 và BCTC soát xét bán niên 2022.
Cùng với mức phạt này, AGM còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bằng cách báo cáo thông tin chính xác đối với số liệu sai lệch trên BCTC quý 2/2022 theo quy định.
Như vậy, AGM bị phạt tổng cộng 267,5 triệu đồng.
Gần đây, AGM cũng có giải trình về việc chậm trả lãi kỳ 5 của lô trái phiếu mã AGMH2223001.
Theo đó, lô trái phiếu này của AGM có tổng giá trị 300 tỷ đồng được phát hành vào ngày 14/3/2022, kỳ hạn 18 tháng, tức đáo hạn vào 14/9/2023, được áp dụng lãi cố định 7%/năm. Lãi trái phiếu được tính 3 tháng/lần.
Ngày 14/6/2023 là ngày đến hạn thanh toán lãi kỳ 5 của lô trái phiếu này tuy nhiên, AGM không thể thu xấp được nguồn tiền thanh toán do tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính còn nhiều khó khăn.
Theo đó, các phương án liên quan đến lô trái phiếu sẽ được AGM trao đổi và thống nhất với nhà đầu tư tại Hội nghị Chủ sở hữu trái phiếu ngày 23/6.
Được biết, khoản nợ gốc cho lô trái phiếu AGMH2223001 tính đến thời điểm 9/6 là 210 tỷ đồng.
Ngoài ra, AGM còn lưu hành một lô trái phiếu khác có mã AGMH2123001, với tổng giá trị 350 tỷ đồng. Lô này được phát hành vào ngày 9/11/2021, kỳ hạn 24 tháng, đáo hạn vào 9/11/2023. Như vậy áp lực đáo hạn trái phiếu của AGM khá lớn.
Trong khi đó tình hình kinh doanh gần đây của AGM khá bết bát khi 4 quý liên tiếp (quý 2/2022 đến quý 1/2023) đều chìm trong thua lỗ. Trong đó năm 2022, AGM lỗ hơn 140 tỷ đồng, còn tính riêng quý 1/2023 tiếp tục lỗ ròng hơn 16 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối quý 1/2023, AGM ghi nhận tổng tài sản giảm nhẹ xuống 1.591 tỷ đồng, trong đó tiền mặt chỉ vỏn vẹn gần 7 tỷ đồng, chứng khoán kinh doanh 62 tỷ nhưng phải trích lập dự phòng gần 30 tỷ đồng; Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm gần 580 tỷ đồng.
Về khoản đầu tư chứng khoán, AGM đang đầu tư vào Địa ốc Hoàng Quân (HQC) với giá trị gốc là 62,5 tỷ đồng nhưng đã phải trích lập dự phòng tới gần 30 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nợ phải trả 1.228 tỷ, AGM đang vay nợ tài chính ngắn hạn 564 tỷ và dài hạn lên tới 610 tỷ đồng.
Trong năm 2023, Angimex đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 4.001 tỷ đồng, tăng 10% so với kết quả năm 2022. Đồng thời có lợi nhuận trước thuế hợp nhất 10 tỷ đồng.
Khó chồng khó, ngày 18/5 vừa qua, cổ phiếu AGM bị chuyển từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch do chậm nộp BCTC kiểm toán 2022 quá 45 ngày.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy