Tin liên quan
Kiếm bội tiền
Trong những ngày qua cơ quan liên ngành đã phát hiện ra nhiều cơ sản sản xuất mỹ phẩm kém chất lượng. Trong ngày 5/10, Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT và Công an tỉnh Bình Dương, vừa tạm giữ Lâm Văn Quốc Khanh (20 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) để điều tra mở rộng đường dây sản xuất hàng giả. Tại thời điểm bắt giữ, Khanh đang dùng xe gắn máy chở lô hàng gồm 350 hộp mỹ phẩm giả nhãn hiệu Công ty TNHH mỹ phẩm Vĩnh Tân để giao cho khách hàng. Theo khai nhận của Khanh, đối tượng mua lô hàng với giá 40.000 đồng/hộp để bán lại 80.000 đồng/hộp nhưng giá niêm yết trên hộp mỹ phẩm lại là 220.000 đồng/hộp…
Lô mỹ phẩm nhái cơ quan thu giữ được từ Khanh
Hay như trong ngày 4/10, qua kiểm tra tại công ty TNHH Thương mại quốc tế Bách Phương, cơ sở này đã không xuất trình được giấy phép sản xuất mỹ phẩm, không công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, không có giấy tờ, hóa đơn chứng minh xuất xứ của nguyên liệu dùng để sản xuất mỹ phẩm, bao bì nhãn mác của sản phẩm mà cơ sở này sản xuất đóng gói đều in chữ nước ngoài.
Mỹ phẩm kém chất lượng được rao bán
Theo khai nhận của chủ cơ sở bà Đoàn Thị Dung, công ty TNHH Thương mại quốc tế Bách Phương thành lập và hoạt động từ năm 2011 và đến tháng 4/2013 bắt đầu sản xuất. Nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm được Dung mua trôi nổi trên thị trường Lạng Sơn, Móng Cái (Quảng Ninh) sau đó đóng thành phẩm, dán nhãn mác Ecolly, rồi đem bán cho các trung tâm chăm sóc sắc đẹp, các thẩm mỹ viện, cơ sở massage, gội đầu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Loại mỹ phẩm này được quảng cáo trên các trang mạng và đem bán với giá thị trường từ 1,5 triệu đồng đến 1,6 triệu đồng.
Nếu như toàn bộ số mỹ phẩm “rởm” này được bán ra thị trường thì chủ các doanh nghiệp có thể kiếm bội tiền. Bởi giữa giá trị của sản phẩm được “hét” lên với giá gấp bội.
Người tiêu dùng hứng chịu hậu quả
Hiện nay, trên các diễn đàn, mạng xã hội, mỹ phẩm hàng hiệu được quảng cáo tràn lan. Đây là mảnh đất tốt để các thương hiệu, công ty sản xuất có thể quảng bá hình ảnh, người tiêu dùng có thể được tiếp cận nhanh hơn, gần hơn. Thế nhưng, nó cũng chính là nơi để các sản phẩm “nhái, hàng rởm” chen chân tìm đất kiếm sống.
Với tâm lý giá rẻ, nhãn hiệu chất lượng, rất nhiều người tiêu dùng vô tình sử dụng các sản phẩm kém chất lượng mà không hề hay biết. Chỉ cần lên Google, gõ dòng chữ “Mỹ phẩm nhái” chỉ với 0,48s có khoảng trên 300.000 kết quả tìm kiếm. Như vậy, việc các sản phẩm kém chất lượng được bày bán tràn lan không phải bây giờ mới được phát hiện ra. Đây là hồi chuông cảnh báo cho các chị em phụ nữ, hay dùng các loại mỹ phẩm cần nên chú ý để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng.
Tại Điều 49 trong Thông tư quy định về quản lý mỹ phẩm, do Bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ ngày 1/4/2011 thì người tiêu dùng có quyền được thông tin về mỹ phẩm, có quyền khiếu nại, tố cáo và yêu cầu đơn vị kinh doanh mỹ phẩm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng mỹ phẩm sản xuất, lưu thông không đảm bảo chất lượng, không an toàn. |
PV
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy