Nhiều dự án chậm tiến độ, có dự án chậm 16 năm
Năm 2020, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán Báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2019 của 160 doanh nghiệp thuộc 17 tập đoàn và tổng công ty.
Kết quả kiểm toán cho thấy, 17/17 tập đoàn, tổng công ty được kiểm toán sản xuất kinh doanh có lãi, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tại một số đơn vị đạt tương đối cao. Lợi nhuận sau thuế năm 2019 một số đơn vị: PVPower 2.932,35 tỷ đồng; PTSC 995,62 tỷ đồng; PVTrans 982,09 tỷ đồng; EVNCPC 767,9 tỷ đồng; UDIC 671,22 tỷ đồng; Samco 588,85 tỷ đồng; EVN HCM 548,51 tỷ đồng...
Bên cạnh đó, việc quản lý sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp được kiểm toán còn một số hạn chế, tồn tại. Theo Kiểm toán Nhà nước, phần lớn các đơn vị còn sai sót trong việc hạch toán kế toán, kê khai nghĩa vụ với ngân sách nhà nước nên qua kiểm toán phải điều chỉnh tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và kiến nghị tăng thu ngân sách hơn 1.000 tỷ đồng.
PVN có nhiều đơn vị đạt lợi nhuận cao. Ảnh: Lương Bằng
Một số đơn vị mua sắm vật tư chưa đúng với nhu cầu sử dụng dẫn đến lượng vật tư, hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển hoặc tồn kho lớn. Tại PVPower, Công ty CP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 là 238,3 tỷ đồng, Công ty Điện lực Dầu Khí Hà Tĩnh 229,6 tỷ đồng, Công ty CP Thủy điện Hủa Na 12,4 tỷ đồng...
Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước điểm mặt một số dự án chậm tiến độ. UDIC có Dự án Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội đã quá hạn trên 16 năm nhưng đến nay chưa được UBND TP. Hà Nội gia hạn thực hiện dự án. Hancorp có Dự án Khu đô thị mới Cao Xanh - Hà Khánh B chậm 10 năm, Dự án N01 - T8 chậm 6 năm.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, do Nhà thầu PM bị Chính phủ Mỹ cấm vận và đơn phương chấm dứt hợp đồng, tiến hành khởi kiện PVN ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore, dẫn đến dự án chậm phát điện theo quy hoạch điện VIII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Một số đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp (Công ty mẹ - PVPower: Cổ tức, lợi nhuận được chia năm 2019 đạt 0,2% tổng vốn đầu tư). Có dự án thua lỗ lớn. Cụ thể, lỗ lũy kế đến 31/12/2019 của Công ty mẹ - PTSC đầu tư vào Công ty TNHH Khảo sát Địa vật lý PTSC CGGV là 2.121 tỷ đồng, Công ty CP Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi 240,7 tỷ đồng,... Có dự án âm vốn (Công ty Xây dựng Giao thông Sài Gòn âm vốn chủ sở hữu 344 tỷ đồng).
Kiểm toán Nhà nước chỉ ra một số khoản đầu tư của tập đoàn, tổng công ty vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác bị thua lỗ, mất vốn.
Công ty mẹ - TCT Địa ốc Sài Gòn có 7 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế hơn 32,9 tỷ đồng.
Công ty mẹ - Samco có 5 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế gần 195 tỷ đồng.
Công ty mẹ - UDIC có 5 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 288,7 tỷ đồng, 1 công ty ngừng hoạt động, 2 khoản đầu tư khác lỗ lũy kế 32,1 tỷ đồng và 1 khoản đầu tư dài hạn khác dừng hoạt động.
Công ty mẹ - PTSC có 1 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế hơn 790 tỷ đồng, 1 khoản đầu tư khác lỗ lũy kế 77,56 tỷ đồng và 1 công ty liên doanh, liên kết lỗ năm 2019 là 132,34 tỷ đồng.
Có dự án đầu tư ra nước ngoài hiệu quả chưa đạt theo phương án phê duyệt. Cụ thể Công ty MVOT (tàu FSO Orkid) đạt 80%, PTSC Hải Phòng đạt 47,6%, Công ty AP đạt 25%, Công ty VOFT đạt 17%, Công ty Rồng đôi MV12 thấp hơn 13,44% so với phương án.
Dự án nhiệt điện Long Phú 1 không có lối ra vì nhà thầu bị Mỹ cấm vận.
10 năm bán nhà vẫn ế
Về quản lý sử dụng đất, Kiểm toán Nhà nước cho biết một số đơn vị còn nhiều diện tích đất chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích, bị lấn chiếm, tranh chấp, chưa đủ hồ sơ pháp lý, chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Qua kiểm toán xác định tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phải nộp tăng thêm. Đó là Sawaco với gần 145,6 tỷ đồng; UDIC hơn 47 tỷ đồng; Samco xấp xỉ 23,2 tỷ đồng.
Ngoài ra, có đơn vị thực hiện hợp tác kinh doanh hoặc nhận hợp tác kinh doanh bằng quyền sử dụng đất, giao và thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá đất không đúng quy định. Cụ thể, UBND TP.Hà Nội đã thu hồi đất của Công ty CP Kinh doanh phát triển nhà và Đô thị Hà Nội thuộc Handico giao cho Công ty CP Tập đoàn Tecco để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng khu nhà ở để bán cho cán bộ, công chức, viên chức liên cơ quan huyện Thanh Trì.
UBND TP.HCM thu tiền sử dụng đất đối với 10 mặt bằng đất tại Dự án Rạch Ụ Cây thuộc TCT Địa ốc Sài Gòn không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai 2003 và khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai 2013.
Kiểm toán Nhà nước cũng điểm mặt nhiều doanh nghiệp đầu tư bất động sản đã hoàn thành công tác xây dựng nhưng chưa bán/khai thác, chậm đưa vào khai thác làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Công ty mẹ - TCT Địa ốc Sài Gòn: Khu đất số 481 Bến Ba Đình Phường 9, Quận 8 xây dựng hoàn thành chung cư từ năm 2010, đến nay còn 242/350 căn hộ để trống; khu đất số 339/34A (số cũ 157/R8) Tô Hiến Thành, Phường 12, Quận 10 đến nay còn 119 căn hộ để trống từ năm 2013.
Tác giả: Lương Bằng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy