Theo báo cáo của UBND TP.HCM tại kỳ họp thứ X, Hội đồng Nhân dân thành phố khoá X (nhiệm kỳ 2021-2026), dự ước, số kiều hối trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2023 là 4,4 tỷ USD, bằng 66% so với năm 2022.
UBND thành phố nhận định, xu hướng tăng trưởng tích cực của lượng kiều hối sẽ góp phần ổn định tỷ giá, ổn định thị trường ngoại hối và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế TP.HCM.
Từ đầu 2021 đến tháng 6/2023, luỹ kế lượng kiều hối trên địa bàn thành phố đạt 18,07 tỷ USD, tăng 68,42% so với nửa đầu nhiệm kỳ trước.
Đối với dữ liệu về vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trên địa bàn thành phố có 11.007 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn khoảng 55,45 tỷ USD (TP.HCM dẫn đầu cả nước về số dự án còn hiệu lực).
TP.HCM đang dẫn đầu cả nước về số dự án FDI còn hiệu lực. (Ảnh minh hoạ: Lê Anh Dũng)
Trong giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 6/2023, tổng vốn FDI vào địa phương ước đạt 12,65 tỷ USD. Thành phố phấn đấu tổng vốn thu hút đầu tư nước ngoài cả năm 2023 đạt 4,4 tỷ USD. Sang năm 2024, TP.HCM dự kiến thu hút khoảng 5 tỷ USD, năm 2025 dự kiến thu hút khoảng 6,2 tỷ USD.
UBND TP.HCM cho rằng, dù tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm và kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn, song các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá Việt Nam là thị trường đầu tư tiềm năng ở cả trước mắt cũng như lâu dài.
Nhiều doanh nghiệp FDI trong Khu Công nghệ cao TP.HCM đã quyết định mở rộng đầu tư trong giai đoạn vừa qua, trong đó, kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại khu công nghệ cao đạt 4,521 tỷ USD (kể cả tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất), chiếm hơn 30% tổng vốn thu hút đầu tư của thành phố qua giữa nhiệm kỳ từ năm 2021 đến tháng 4/2023. Các doanh nghiệp FDI tăng vốn đầu tư khá lớn như Công ty Intel, Samsung, Nipro...
Việc doanh nghiệp đầu tư nước ngoài mở rộng sản xuất đã góp phần nâng cao vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo ra nhiều việc làm chất lượng cao.
Tuy nhiên, chính quyền thành phố nhìn nhận, sự cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong thu hút đầu tư nước ngoài sẽ diễn ra quyết liệt, dòng vốn đầu tư nước ngoài được dự báo giảm trong năm 2023, trong khi, nhu cầu thu hút vốn đầu tư cho giai đoạn phục hồi và phát triển sau dịch Covid-19 tăng cao.
Dự án đầu từ nước ngoài vào khu công nghệ cao đang trong xu hướng chậm lại khi một số nền kinh tế dự kiến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu 15% từ đầu năm 2024, có những dấu hiệu các tập đoàn lớn cẩn trọng và kỹ lưỡng hơn trong quá trình xem xét tiếp tục đầu tư ở nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Tác giả: Trần Chung
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy