Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) mới đây đã thông báo về ngày cuối cùng để chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt.
Theo đó, công ty Minh Phú sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức vào ngày 10/12 với tỉ lệ 7,5%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 750 đồng và dự kiến thanh toán ngày 9/1/2025.
Với hơn 400,9 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, ước tính Thủy sản Minh Phú sẽ trả tổng cộng khoảng hơn 300,7 tỷ đồng trong lần trả cổ tức này.
Lịch sử trả cổ tức của Minh Phú từng ghi nhận mức "khủng" với tỉ lệ lên tới 70% vào năm 2018. Tuy nhiên, các năm sau, tỉ lệ cổ tức giảm dần, chỉ dao động từ 15%-23%, trước khi sụt giảm mạnh xuống 4,1% vào năm 2022.
Diễn biến thị giá cổ phiếu MPC.
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III/2024, Thủy sản Minh Phú ghi nhận doanh thu đạt 4.344 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ. Đáng nói là dù doanh thu tăng nhưng dưới sự bào mòn của giá vốn và loạt các chi phí tăng cao như chi phí bán hàng nên sau thuế công ty lỗ tới 90 tỷ đồng. Tăng đáng kể so với khoản lỗ 23 tỷ đồng ghi nhận vào cùng kỳ năm trước.
Giải trình chênh lệch lợi nhuận, Thủy sản Minh Phú cho biết nguyên nhân lỗ là do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh các công ty nuôi tôm giống và tôm thương phẩm đạt hiệu quả thấp hơn so với cùng kỳ.
Luỹ kế trong 9 tháng năm 2024, Thủy sản Minh Phú ghi nhận doanh thu đạt 10.832 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ. Sau khi trừ các chi phí, công ty lỗ 44 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 114 tỷ đồng.
Năm 2024, Thủy sản Minh Phú lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu đạt 18.568 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.265 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm, công ty đã thực hiện 58% mục tiêu doanh thu và còn cách rất xa kế hoạch lãi 1.265,7 tỷ đồng trong năm 2024.
Trong khi đó, thị trường tôm xuất khẩu của Việt Nam đang ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, cho thấy sự sa sút của Minh Phú đi ngược với xu hướng chung. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm trong 10 tháng đầu năm 2024 có mức tăng trưởng ấn tượng tại hầu hết các thị trường lớn.
Cụ thể, Trung Quốc tiếp tục là những thị trường quan trọng. Chỉ trong tháng 10, kim ngạch xuất khẩu tôm sang đây đạt 91 triệu USD, tăng mạnh 44% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính từ đầu năm, tổng giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc đã lên tới 676 triệu USD, tăng 31%. Sự tăng trưởng này có được một phần nhờ các chính sách thúc đẩy tiêu dùng của Trung Quốc, tạo điều kiện cho hàng hóa, trong đó có tôm Việt Nam, thâm nhập thị trường mạnh mẽ hơn.
Tại thị trường Mỹ, tình hình cũng khởi sắc. Trong tháng 10, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt hơn 80 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ. Tính cả 10 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 646 triệu USD, tăng 10%.
Đáng chú ý, nguồn cung tôm từ các nước xuất khẩu lớn khác vào Mỹ đang giảm, tạo ra lo ngại thiếu hụt và mở ra cơ hội lớn cho tôm Việt Nam. Cùng với đó, tồn kho giảm và tình hình kinh tế lạc quan hơn đã giúp giá tôm tại Mỹ tăng lên.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy