Dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố sáng 18/4 cho thấy, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã tăng 4,8% trong quý đầu tiên của năm 2022, từ 4% của quý IV/2021 và tốt hơn dự đoán của các nhà phân tích là khoảng 4,4%-4,5%.
Sự khởi đầu mạnh mẽ trong hai tháng đầu năm đã giúp cải thiện các số liệu trong quý I, tuy nhiên dữ liệu tháng 3 cho thấy nguy cơ suy giảm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang gia tăng trước các rủi ro từ cuộc chiến ở Ukraine và việc phong tỏa Covid-19 trên diện rộng.
Điều này đã được ông Phó Lăng Huy, người phát ngôn Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc khẳng định trong cuộc họp báo cùng ngày: “Cần chỉ ra rằng, từ tháng 3 đến nay, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của dịch bệnh trong nước tiếp tục diễn ra, một số yếu tố bất ngờ đã vượt dự kiến. Tốc độ tăng của một số chỉ tiêu chủ yếu chững lại, sức ép giảm đối với nền kinh tế ngày càng gia tăng".
Một nhà máy nhiệt điện ở thành phố Gia Dụ Quan, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, tháng 4/2021. (Ảnh: Bloomberg/CNBC)
Trong quý đầu tiên, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đã tăng 6,5% so với cùng kỳ, tốt hơn dự kiến nhưng giảm so với mức tăng 7,5% trong hai tháng đầu năm. Trong khi đó, doanh số bán lẻ tăng 3,3%, tuy nhiên, chỉ riêng trong tháng 3, con số này đã giảm 3,5% so với cùng kỳ, đánh dấu mức giảm đầu tiên kể từ tháng 7/2020, đảo ngược mức tăng 6,7% trong hai tháng đầu năm. Thị trường việc làm cũng đang có dấu hiệu căng thẳng khi tỷ lệ thất nghiệp dựa trên cuộc khảo sát trên toàn quốc của Trung Quốc ở mức 5,8% trong tháng 3, cao nhất kể từ tháng 5/2020.
Tuần trước, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thông báo sẽ cắt giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải dự trữ lần đầu tiên trong năm nay từ ngày 25/4, giải phóng khoảng 530 tỷ nhân dân tệ (83,25 tỷ USD) thanh khoản dài hạn để ngăn đà giảm của nền kinh tế.
Các nhà quan sát Trung Quốc ước tính tình hình dịch bệnh ở Thượng Hải, trung tâm tài chính quan trọng của nước này có thể khiến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tiếp tục xấu đi trong tháng 4 và tháng 5/2022.
Trong khi đó, theo ước tính của các giáo sư Đại học Trung Văn Hong Kong, Đại học Thanh Hoa, Đại học Chiết Giang, Đại học Princeton và Đại học Kinh tế Thương mại Đối ngoại Trung Quốc, việc phong tỏa do Covid-19 kéo dài ở Thượng Hải có thể làm giảm GDP hàng tháng của Trung Quốc từ 2,5 đến 3%.
Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5% trong năm nay, nhưng một số nhà phân tích cho rằng nước này sẽ phải gặp nhiều khó khăn để có thể đạt được mục tiêu này./.
Tác giả: Bích Thuận
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy