Vui buồn cùng chênh lệch tỉ giá
Tổng công ty phát điện 3 (EVNEVNGENCO3 - HoSE: PGV) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024 với khoản lãi sau thuế 487 tỷ đồng, đảo chiều so với mức lỗ gần 462 tỷ đồng năm trước.
Theo giải trình từ phía EVNGENCO3, các yếu tố chính tác động đến lợi nhuận doanh nghiệp này bao gồm lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ quý III/2024 là 414 đồng, giảm 681 tỷ đồng chủ yếu là do sản lượng điện bán thấp hơn 1,19 tỷ kWh so với cùng kỳ năm 2023.
Doanh thu hoạt động tài chính của công ty là 74 tỷ đồng, tăng 149 tỷ đồng so với cùng kỳ. Đồng thời công ty ghi nhận chi phí tài chính âm 146 tỷ đồng, giảm 1.609 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023 chủ yếu do giảm lỗ chênh lệch tỉ giá 1.669 tỷ đồng.
Cụ thể, quý III/2024, doanh nghiệp này lãi 687 tỷ đồng từ chênh lệch tỉ giá, trong khi quý III/2023 lỗ 982 tỷ đồng. Chi phí lãi vay của EVNGENCO3 cũng giảm 117 tỷ đồng xuống 528 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp này vẫn lỗ 459 tỷ đồng do quý I và quý II lỗ lần lượt 652 tỷ đồng và 290 tỷ đồng. Trong đó, quý I, doanh nghiệp này lỗ chênh lệch tỉ giá 636 tỷ đồng và quý II lỗ 590 tỷ đồng.
Lí do doanh nghiệp này thường xuyên chịu tác động mạnh bởi biến động tỉ giá là do các dự án Vĩnh Tân 2 và Mông Dương sử dụng vốn vay ngoại tệ.
Năm 2024, EVNGENCO3 đề ra mục tiêu lợi nhuận 196 tỷ đồng, khiêm tốn hơn hẳn so với kế hoạch lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2023. Nguyên nhân do kế hoạch sản lượng điện được Bộ Công Thương cân đối giao thấp.
Bên cạnh đó, quy định về thị trường điện khác biệt so với mọi năm như sản lượng điện hợp đồng của các nhà máy điện được tính theo phương thức tháng với tỷ lệ alpha của nhà máy nhiệt điện giảm từ 80% xuống 70% và thủy điện tăng từ 90% đến 98%.
Dù vậy, với khoản lỗ sau 9 tháng, mục tiêu có lãi vẫn còn khá xa tầm với của doanh nghiệp này.
Gần 39.000 tỷ đồng nợ phải trả
Tại thời điểm cuối tháng 9/2024, nợ phải trả của EVNGENCO3 là 38.943 tỷ đồng, đã giảm gần 10% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn, khoản nợ này vẫn chiếm đến 72% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp và gấp 2,4 lần vốn chủ sở hữu.
Trong đó, nợ vay và thuê tài chính ngắn hạn của công ty là gần 5.274 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ. Nợ vay và thuê tài chính dài hạn đã giảm khá nhiều so với hồi đầu năm vẫn chiếm tới gần 26.426 tỷ đồng. Tổng nợ vay hiện tại của doanh nghiệp là 31.700 tỷ đồng.
Với số nợ vay như trên, chi phí lãi vay của EVNGENCO3 chiếm tới 528 tỷ đồng. Tương đương mỗi tháng, công ty đang trả lãi gần 60 tỷ đồng.
Các đơn vị thành viên vẫn còn xa kế hoạch đề ra
EVNGENCO3 được thành lập theo Quyết định số 3025 ngày 1/6/2012 của Bộ Công Thương, trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại Công ty TNHH Nhiệt điện Phú Mỹ, các công ty phát điện hạch toán phụ thuộc, các ban quản lý dự án nguồn điện, và tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại một số công ty phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Công ty hiện đang sở hữu 5.485 MW công suất tại các nhà máy hạch toán phụ thuộc, bao gồm: cụm nhà máy nhiệt điện khí Phú Mỹ, 2 nhà máy nhiệt điện than là Vĩnh Tân 2 và Mông Dương, cụm nhà máy thủy điện Buôn Kuốp và một nhà máy điện mặt trời.
Ngoài ra, công ty còn sở hữu 2 công ty con là CTCP Nhiệt điện Bà Rịa và CTCP Nhiệt điện Ninh Bình có tổng công suất 490 MW và 3 công ty liên kết có tổng công suất 584 MW.
Sản lượng điện tại của các đơn vị thành viên EVNGENCO3 trong 9 tháng 2024.
Vừa qua, EVNGENCO3 cũng đã công bố bán tin nhà đầu tư tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2024. Trong đó, nhiều đơn vị thành viên của doanh nghiệp này vẫn còn chặng đường dài để đạt mục tiêu về sản lượng điện đề ra.
Theo đó, Nhiệt Điện Phú Mỹ ghi nhận đạt công suất 5.322 triệu kWh, thực hiện được 64% kế hoạch cả năm. Thủy điện Buôn Kuốp ghi nhận công suất 1.667 triệu kWh, đạt 62% kế hoạch. Nhiệt Điện Mông Dương đạt sản lượng 4.506 triệu kWh cũng chỉ tương đương 63% kế hoạch. Điện Mặt Trời Vĩnh Tân 2 với sản lượng 48,7 triệu kWh, tương đương 81% kế hoạch.
Tương tự, công ty con là Nhiệt điện Bà Rịa ghi nhận công suất 64 triệu kWh, đạt 75% kế hoạch. Duy chỉ có Nhiệt điện Ninh Bình đã cán mốc 100% kế hoạch năm 2024 là 425 triệu kWh.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy