Tin liên quan
Theo như thông tin nhận được, chúng tôi tìm đường xuống khu vực Cửa Khẻm, nằm sát với biển tại khu vực chồng lấn, chưa phân định được ranh giới rõ ràng giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng dưới sự dẫn đường của cán bộ kiểm lâm.
Từ trên đèo Hải Vân rẽ về hướng biển, mất khoảng 15 phút đi xe máy tới Trạm quản lý rừng (thuộc BQL rừng phòng hộ Bắc Hải Vân).
Từ đây, tiếp tục mất khoảng 2 giờ xuyên rừng mới tiếp cận được khu vực xây dựng trái phép. Theo vị cán bộ kiểm lâm đã đường, khoảng cách từ trên đèo Hải Vân xuống khu vực này khoảng 10km.
Công trình vi phạm tại khu vực mũi Cửa Khẻm nhìn từ phía biển.
Theo quan sát tại khu vực Cửa Khẻm, cụm công trình sai phép này nằm sát bờ biển, ở một vị trí rất đẹp. Toàn bộ khu vực xây dựng trên diện tích khoảng hơn 100m2, gồm 2 căn nhà được xây trên nền móng kiên cố, bố trí đầy đủ cả bếp ăn, nhà ở, chuồng trại chăn nuôi và một số hạng mục phục vụ nghỉ mát.
Tại thời điểm đó, có gia đình ông Trần Hùng đang sinh sống tại khu vực xây dựng nói trên. Nhưng ông Hùng cho biết chỉ trông coi chứ không phải chủ nhân của công trình trên.
Theo như hồ sơ UBND huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) cung cấp, khu vực chồng lấn chưa phân định ranh giới giữa Đà Nẵng và Huế có diện tích khoảng 350 hecta. Trong hồ sơ nêu rõ, ngày 28/3/2013, cơ quan chức năng phát hiện một công trình xây dựng trái phép ở mũi Cửa Khẻm.
Trong biên bản do BQL rừng phòng hộ Bắc Hải Vân và đội quản lý đô thị huyện Phú Lộc lập có ghi rõ, tại thời điểm phát hiện, có hai công trình đang xây dựng gồm một nhà cấp bốn và một nhà gỗ tại khoảng 7, tiểu khu 251 (rừng Bắc Hải Vân, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc).
Biên bản này cũng ghi nhận chủ công trình là ông Phạm Thương (trú phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng).
Ngay sau đó, UBND thị trấn Lăng Cô đã lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, yêu cầu ông Phạm Thương (vắng mặt) và ông Trần Văn Hùng (người quản lý xây dựng và trông coi công trình) ngưng công trình xây dựng nêu trên nhưng ông Hùng không ký vào biên bản.
Tiếp theo, các cơ quan chức năng của huyện Phú Lộc tiếp tục yêu cầu ông Phạm Thương làm việc nhưng ông Thương vẫn không có mặt.
Đến tháng 5/2013, UBND huyện Phú Lộc đã có buổi làm việc với quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) về việc xác định rõ chuyện giao đất cũng như cấp phép xây dựng tại vùng giáp ranh phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu) và thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc).
Trong buổi làm việc này, UBND phường Hòa Hiệp Bắc khẳng định: “Người xây dựng công trình tại vùng giáp ranh chưa được cơ quan có thẩm quyền giao đất ở và cấp phép xây dựng, vùng này là đất lâm nghiệp”.
Sau đó, hai đơn vị hành chính thống nhất về việc giao cho phường Hòa Hiệp Bắc xử lý, yêu cầu tháo dỡ vì đất này trong khu vực chồng lấn, và người vi phạm lại là người của phường Hòa Hiệp Bắc. Thế nhưng, đến nay đã gần 3 năm nhưng phường Hòa Hiệp Bắc vẫn chưa có động thái xử lý và công trình này vẫn tồn tại. Thậm chí vẫn có người ở và chăn nuôi trái phép.
Nhà ở bên trong công trình vi phạm.
Thậm chí, sau buổi làm việc của chính quyền hai địa phương, chủ công trình vẫn tiếp tục cho xây thêm một nhà bếp. Đến ngày 4/4/2014, UBND thị trấn Lăng Cô tiếp tục có một báo cáo về việc tiếp tục phát hiện sai phạm tại công trình trên.
Báo cáo ghi nhận vào ngày này cho hay, phát hiện 1 tượng Phật bà Quan âm bằng đá cao 2,2m mới được tập kết trên bãi biển; phần móng mới bằng đá cao 0,5m; nhà cấp bốn và nhà bếp đã xây xong đưa vào sử dụng; xây mới thêm nhà vệ sinh và nhà gỗ ở vị trí mới…
Sau đó, lực lượng chức năng đã lập biên bản, yêu cầu không cho dựng tượng tại khu vực này.
Ông Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) cho biết: “Theo bản đồ địa giới hành chính thì vị trí đó thuộc quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân. Tuy nhiên nhiều năm qua, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng vẫn chưa phân định rõ ranh giới hành chính. Khu vực giáp ranh rộng khoảng hơn 350ha”.
Ông Trần Văn Lộc, Giám đốc BQL rừng đặc dụng Bắc Hải Vân (Sở NN&PTNT Thừa Thiên-Huế) khẳng định, khu vực này thuộc BQL, và việc xây dựng ở khu vực này là không được phép. Dù vậy, giữa hai địa phương vẫn chưa thống nhất được nên khu vực này vẫn được gọi là khu vực tranh chấp hay vùng chồng lấn.
Khu vực mũi Cửa Khẻm trước đây từng tồn tại dự án của công ty Thế Diệu, có người Hong Kong (Trung Quốc) góp vốn.
Về địa thế quan trọng của khu vực này, Trung tướng Lê Chiêm, Phó Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khi còn giữ chức Tư lệnh Quân khu IV từng cho hay, vị trí mũi Cửa Khẻm là khu vực phòng thủ quân sự, có giá trị rất lớn về quân sự, quốc phòng đối với TP Đà Nẵng và cả Thừa Thiên Huế.
Nên đọc
Theo Petrotimes
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy