Theo báo Tiền phong, Chủ tịch TPBank- ông Đỗ Minh Phú cho biết, thưởng Tết của nhà băng này năm nay chắc chắn khá hơn năm ngoái. Ông Phú cho biết, mức thưởng cụ thể ra sao sẽ phải chờ nhưng chắc chắn rằng, thưởng sẽ cao hơn các năm trước.
Người đứng đầu TPBank cho biết thêm, năm nay nhờ hoạt động kinh doanh tốt hơn nên mức tăng lương sẽ từ 14-15%, tùy vào đối tượng cụ thể, có những nhóm, phân khúc cán bộ nhân viên, có nhóm có thể được tăng lương tới 18%. “Năm nay kết quả kinh doanh tốt hơn năm ngoái nên mức thưởng sẽ cao hơn năm ngoái. Tôi bình luận năm nay thưởng sẽ nở hoa còn hoa để nhìn, ngắm hay mang về thì tôi chưa nói trước được còn phải chờ Hội đồng quản trị họp và quyết định”, ông Phú chia sẻ.
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng phải ưu tiên xử lý nợ xấu trước khi chia thưởng, cổ tức. Trong ảnh là giao dịch tại ngân hàng - Ảnh: THUẬN THẮNG.
Còn theo một nhân viên đang công tác tại TPBank, mức thưởng năm ngoái anh này được lĩnh là khoảng 3 tháng lương. Tết này, anh cho biết hy vọng được thưởng 4-5 tháng lương.
Còn theo ông Phạm Doãn Sơn, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, ban lãnh đạo Ngân hàng cũng sẽ cố gắng mang lại “ấm no” hơn năm ngoái để động viên người lao động. “Năm nay, LienVietPostBank có lợi nhuận vượt kế hoạch đề ra (hiện đạt trên 1.700 tỷ đồng) do đó mức thưởng cũng sẽ tăng theo”, ông Sơn nói.
Hiện các nhà băng đang trong giai đoạn căng thẳng quyết toán năm nên đa số Ban lãnh đạo và Hội đồng quản trị chưa nói gì đến thưởng. Tuy nhiên, với mặt bằng lợi nhuận ngành ngân hàng vừa được Ủy ban Giám sát Tài chính đánh giá tốt vượt hơn năm ngoái rất nhiều, giới làm nhà băng đang hy vọng đi kèm, thưởng Tết sẽ ấm no, nở hoa hơn năm ngoái.
Chia sẻ trên báo Tuổi trẻ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN Đào Minh Tú đã cho biết, ngân hàng lãi lớn nhưng không được chi thưởng phóng tay. Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết đã chỉ đạo trực tiếp đến lãnh đạo một số ngân hàng lớn về chủ trương này.
Bên cạnh việc vẫn siết chi thưởng phóng tay, Ngân hàng Nhà nước cũng tăng cường kỷ cương kỷ luật trong ngành ngân hàng. Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 15-1-2018 tới.
"Vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã cảnh báo vi phạm pháp luật trong ngành ngân hàng. Do vậy nếu đã cảnh báo rồi mà còn vi phạm thì sẽ bị xử lý.
Cải cách ngân hàng cái chính vẫn là kỷ cương kỷ luật. Sang năm công tác thanh tra trong ngành ngân hàng sẽ được đẩy mạnh hơn nhằm tạo sự ổn định trong hệ thống" - ông Tú khẳng định.
Liên quan đến tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cho biết với tốc độ tăng tín dụng là 19%, trong năm 2017 đã có 1,2 triệu tỉ đồng được đưa vào nền kinh tế, đưa tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng lên mức 6 triệu tỉ đồng. Trong đó tín dụng tại TP.HCM chiếm 1/3 cả nước.
Đặc biệt trong năm 2017 lần đầu tiên dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục: gần 52 tỉ USD. Đây không chỉ là vấn đề con số mà còn thể hiện vị thế của nền kinh tế VN cũng như tạo niềm tin cho nhà đầu tư.
Ông Tú cho biết tới đây Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức hội nghị toàn ngành ngân hàng sau đó sẽ có chỉ thị về chính sách chỉ đạo điều hành của nền kinh tế để cho các ngân hàng biết và thực hiện trong năm 2018.
Xuân Tùng (t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy