Thực tế, không phải đến bây giờ, mà từ nhiều năm trước, bài toán xây dựng cơ sở dữ liệu chung của toàn thị trường bảo hiểm đã được đặt ra, nhưng vì nhiều lý do đến nay vẫn chưa thể hoàn thiện. Nếu như ngành ngân hàng có kho dữ liệu khách hàng là CIC, phục vụ rất tốt công tác thẩm định cho vay, thì ngành bảo hiểm lại trống vắng, tạo kẽ hở cho trục lợi.
Theo một chuyên gia trong ngành bảo hiểm, từ hơn 20 năm về trước, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) đã có đề xuất lập ra một trung tâm dữ liệu chung về khách hàng bảo hiểm. Tuy nhiên, từ đó đến nay, các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chưa thể ngồi lại với nhau để hoàn thiện cơ sở dữ liệu này. Theo ông Nguyên, việc có một thị trường bảo hiểm Việt Nam minh bạch hơn là quyền lợi chính đáng của tất cả những người tham gia bảo hiểm, nhưng điều này dường như đang bị các nhà bảo hiểm bỏ quên.
Ảnh: Shutterstock
Các chuyên gia trong ngành nhìn nhận, chính vì thiếu một trung tâm dữ liệu chung nên nhà bảo hiểm không thể nắm rõ lịch sử mua bảo hiểm (đang mua tại các công ty bảo hiểm nào, giá trị bảo hiểm ra sao…) cũng như lịch sử bồi thường bảo hiểm của khách hàng, điều này dẫn đến hệ lụy là có thể bán nhầm cho cả khách hàng có động cơ trục lợi (mắc bệnh rồi mới mua, không khai báo tình trạng thật của bệnh...).
Quay trở lại vụ việc trên, việc mua nhiều hợp đồng bảo hiểm cùng lúc là quyền của khách hàng, pháp luật cũng không cấm vì đây là tài sản tích lũy của họ, miễn sao được các doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận, nhưng nếu có một cơ sở dữ liệu chung thì nhà bảo hiểm sẽ tìm hiểu được mục đích mua bảo hiểm thực sự của khách hàng.
Chia sẻ câu chuyện liên quan, đại lý bảo hiểm Hồ Thị Ngọc Như cho biết, chị có một khách hàng đang sở hữu 5 hợp đồng bảo hiểm và muốn mua thêm. Vì vậy, chị đề nghị khách hàng khai trung thực và được trực tiếp xem các hợp đồng đó, bởi khi nắm được quyền lợi của các hợp đồng cộng với tìm hiểu gia cảnh của khách hàng thì có thể xác định được tính minh bạch của hợp đồng bảo hiểm.
“Trường hợp kinh tế khách hàng không dư dả mà mua nhiều hợp đồng bảo hiểm cùng lúc và hợp đồng nào cũng mua quyền lợi bệnh hiểm nghèo ở mức cao, trong khi quyền lợi tử vong do tai nạn chỉ mua mức thấp thì khả năng cao khách hàng đó có động cơ trục lợi”, chị Như nói.
Ông Đỗ Hồng Sơn, nguyên Trưởng Phòng Pháp chế và điều tra chống trục lợi của Bảo hiểm Quân đội (MIC) cho biết, trên thực tế, đa phần người tham gia bảo hiểm đều vì mục đích chân chính và hiếm khi chủ động trục lợi bảo hiểm. Việc phát sinh các hành vi gian dối, giả mạo là do có sự hẫu thuẫn của đại lý, nhân viên bán bảo hiểm. Bởi vậy, việc xây dựng kho dữ liệu chung là việc cấp bách hơn bao giờ hết nhằm phát hiện sớm và ngăn ngừa những ý đồ trục lợi/gian lận bảo hiểm, gây ảnh hưởng tới thị trường cũng như người tham gia bảo hiểm chân chính.
Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Việt Trung, Phó cục trưởng điều hành Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) - đơn vị phụ trách xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung ngành bảo hiểm cho biết, hệ thống đang trong quá trình hoàn thiện và dự kiến hoàn tất trong đầu năm 2022.
Tác giả: Kim Lan
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- TP-Link Archer BE230 – Wifi 7
- thượng mã phong là gì?
- Đại lý điều hòa âm trần giá cấp I
- Lưu trữ đám mây
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy