CTCP Ánh dương Việt Nam – Vinasun Corp (mã VNS) công bố BCTC quý IV/2024 với doanh thu thuần giảm hơn 19% so với cùng kỳ năm 2023, về mức 224 tỷ đồng. Giá vốn hàng cũng giảm đi 20%, xuống còn 181 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận gộp doanh nghiệp giảm 17%, về mức 43,2 tỷ đồng.
Kỳ này, ngoại trừ chi phí tài chính tăng 32%, lên 8,3 tỷ đồng; chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều được tiết giảm lần lượt 11% và 9,5%, về mức 16,3 tỷ đồng và 19,4 tỷ đồng. Kết quả, Vinasun giảm 4,3% lãi sau thuế quý IV/2024, xuống còn 24,2 tỷ đồng, dù trước đó, Công ty đã ghi nhận gần 24 tỷ đồng khoản lợi nhuận khác (trong khi cùng kỳ chỉ là hơn 13 tỷ đồng) chủ yếu từ thanh lý tài sản cố định.
Luỹ kế cả năm 2024, Vinasun mang về 1.002 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 84 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 17,8% về doanh thu và 44% về lợi nhuận. Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp kể từ năm 2022, Vinasun báo lãi đi lùi. Năm qua, Vinasun đã đặt kế hoạch tổng doanh thu 1.010,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 80,5 tỷ đồng; nên dù lãi ròng hụt hơi, Công ty vẫn vượt hơn 4% mục tiêu lợi nhuận năm.
Nguồn: Wichart
Trong các kỳ báo cáo tài chính trước, Vinasun thường cho biết nguyên nhân khiến lợi nhuận đi lùi là do Công ty duy trì chính sách hỗ trợ thêm cho anh em lái xe và đối tác.
Trong năm qua, bảng lưu chuyển tiền tệ của Vinasun đã ghi nhận khoản chi xấp xỉ 743 tỷ đồng để mua sắm, đầu tư tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác. Riêng tháng 06/2024, Vinasun đã nhận bàn giao hơn 800 xe hybrid và số lượng nhận xe dự kiến sẽ tiếp tục tăng theo kế hoạch của Công ty.
Tính đến cuối năm 2024, tổng tài sản Vinasun đạt hơn 1.855 tỷ đồng, tăng hơn 12% so với đầu năm, chủ yếu do tài sản cố định tăng hơn 34% lên 1.411 tỷ đồng. Ngoài ra, Vinasun đang sở hữu hơn 98,2 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, giảm hơn 19%; các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 39%, còn 172 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn cũng giảm hơn 24%, về mức 96,7 tỷ đồng.
Mặt khác, Công ty còn hơn 705,6 tỷ đồng nợ phải trả, tăng mạnh hơn 45% so với đầu năm. Việc đẩy mạnh đầu tư tài sản cũng khiến Vinasun phải tăng vay nợ, trong đó, vay ngắn hạn Công ty còn hơn 195 tỷ đồng và vay, nợ thuê tài chính dài hạn còn gần 358,7, lần lượt tăng 101% và 86%.
Ở một diễn biến khác, vào đầu năm 2025, Tael Two Partners từng là cổ đông lớn chiến lược của Vinasun đã thành công thoái vốn khỏi doanh nghiệp sau nhiều lần thoái vốn bất thành.
Trên thị trường chứng khoán, kể từ đầu năm 2025 đến phiên 24/01, cổ phiếu VNS đánh dấu mức tăng nhẹ hơn 1,4%, lên 10.550 đồng/CP.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy