Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãi suất cho vay VND bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm (kỳ hạn chính chiếm khoảng 90-95% giá trị giao dịch) tính đến ngày 14/7 đã giảm về 0,14%/năm. Đây là mức thấp nhất của lãi suất qua đêm kể từ cuối tháng 1/2021.
Như vậy, lãi suất qua đêm liên ngân hàng hiện đã giảm về vùng đáy lịch sử (0,1 - 0,2%/năm) được thiết lập vào giai đoạn nửa cuối năm 2020.
Không chỉ ở kỳ hạn qua đêm mà lãi suất liên ngân hàng ở các kỳ hạn ngắn khác cũng giảm sâu.
Vào ngày 14/7, lãi suất liên ngân hàng ở hai kỳ hạn chủ chốt khác là 1 tuần và 2 tuần giảm về còn 0,32%/năm và 0,49%/năm. Đây đều là mức thấp nhất trong vòng 2,5 năm qua.
Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh (Nguồn: SBV)
Lãi suất liên ngân hàng ở kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng đến ngày 14/7 về mức lần lượt 2,3%/năm, 4,46%/năm, 6,84%/năm và 7,93%/năm.
Lãi suất tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng giảm nhanh cho thấy, thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đang khá dồi dào, chi phí vay mượn giữa các ngân hàng đang rất rẻ.
SSI Research cho biết, trong tuần từ 10-14/7, NHNN chỉ chào thầu 15.000 tỷ đồng trên kênh kỳ hạn 7 ngày nhưng vẫn không có bất kỳ thành viên nào cần đến gói hỗ trợ thanh khoản này. Điều này cho thấy sự dư thừa thanh khoản.
Lãi suất liên ngân hàng giảm sâu sau 2 đợt giảm lãi suất điều hành liên tiếp trong chưa đầy 1 tháng của NHNN.
Sau 4 lần giảm, nhiều loại lãi suất điều hành đã giảm tổng cộng 1,5 - 2 điểm % và xóa gần như toàn bộ mức tăng trong 2 lần điều chỉnh năm 2022.
Tại buổi họp báo Chính phủ chiều ngày 4/7, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, hiện lãi suất cho vay theo nghiệp vụ thị trường mở chỉ còn 4%/năm, cho vay OMO hoặc cho vay để bù đắp thiếu hụt trong tính toán tạm thời của các ngân hàng thương mại, cho vay qua đêm chỉ 5%.
Hai khoản cho vay này hầu như các ngân hàng thương mại thông thường đang thừa thanh khoản, không mặn mà với khoản cho vay của NHNN vì đây là khoản cho vay cuối cùng khi các ngân hàng thương mại cần để hưởng nguồn của NHNN.
Theo lãnh đạo NHNN, thanh khoản của các ngân hàng thương mại đang dư thừa do tốc độ tín dụng tăng trưởng chậm.
Số liệu của NHNN cho biết, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đến cuối tháng 6 mới đạt 4,73%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước.
Tác giả: Hạnh Nguyên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy